Khu vực Bắc Bộ cần chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất
Xã hội Thứ bảy, 06/08/2022 - 19:43 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dự báo thời tiết ngày 1/5: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương |
Chiều 6/8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có công văn gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét lũ quét, sạt lở đất.
![]() |
Khu vực Bắc Bộ nguy cơ cao đối diện với mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất |
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 06/8 và ngày 07/8, khu vực Bắc Bộ có mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 80mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ 06-07/8, thượng lưu các sông suối nhỏ khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1-3m, một số sông suối nhỏ có khả năng lên mức báo động 1; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh, lũ, lũ quét và nguy cơ sạt lở đất, ngập úng có thể xảy ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai vừa có công văn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, trên sông; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, dông lốc, sét, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Cũng trong chiều nay (6/8), Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cũng đã có công văn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo gió mùa Tây Nam và diễn biến thời tiết trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 06/8, phía Tây của khu vực Nam Biển Đông và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và đang hoạt động mạnh dần lên; khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8; cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển ở cấp 2.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thời tiết ngày 11/8: Mưa hầu hết trên cả nước, nguy cơ ngập lụt nhiều nơi

Bài 5: Quy hoạch Hồ Tây nhìn từ bài học tháp Eiffel và tầm nhìn cho tương lai

Bài 4: Xót xa viên ngọc Tây Hồ đang bị “băm nát”

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Bài 3: Hai phó giáo sư kinh tế và văn hoá khuyến nghị những gì về quy hoạch Hồ Tây?
Tin cùng chuyên mục

Thị trường lao động Bình Thuận khởi sắc, nhiều cơ hội việc làm cho người dân

Tập đoàn Novaland ủng hộ quỹ “Vì biển, đảo, quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”

Thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non 2022

Những nguy cơ dễ gây cháy nổ từ việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã

Sớm xin ý kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Cận kề ngày Rằm tháng 7, “thủ phủ” vàng mã khu phố cổ Hà Nội vẫn ảm đạm

Bão số 2 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương chủ động cấm biển

Bộ Giao thông vận tải đặc biệt siết vận chuyển thép cuộn

Bắt buộc dán thẻ thu phí không dừng khi đăng kiểm xe

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà văn phòng 109 Trường Chinh

Bão số 2 đang di chuyển nhanh về đất liền nước ta

Thanh Hóa: Xuất hiện hàng tấn vỏ ngao chết trôi dạt vào bờ biển

Hà Nội: Hơn 2.000 cơ sở vi phạm phòng cháy chữa cháy

Bài 2: Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng để "đánh thức" không gian Hồ Tây

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành cơn bão số 2

Chủ tịch nước gửi thư khen lực lượng cứu hộ 23 du khách mắc kẹt ở suối

Đấu thầu tập trung: Giá thuốc liệu có giảm?

Hơn 67 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp đã được cấp

PTC 3 sẵn sàng di dời các cột điện phục vụ thi công cao tốc Bắc – Nam
