Khu tái định cư Thủy điện Sông Bung 4: Cuộc sống yên bình nơi vùng đất mới

PV

PV

Đời sống của bà con tại khu tái định cư thuộc Dự án Thủy điện Sông Bung 4 yên bình như tiếng ê a câu hát, vần thơ đầy trong trẻo vang vọng núi rừng Nam Giang.
Thủy điện Sông Bung 4 đảm bảo an toàn phát điện mùa mưa bão Thủy điện Sông Bung 4: Hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất điện trong quý I năm 2022

Tiếng ê, a câu hát, vần thơ đầy trong trẻo của những em bé vùng núi rừng huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) cũng giống như sự yên bình trong đời sống của bà con khi về sinh sống tại khu tái định cư thuộc Dự án Thủy điện Sông Bung 4 - Tổng công ty Phát điện 2.

Những đổi thay khi về nơi ở mới

Năm 2007, Dự án Thủy điện Sông Bung 4 nằm trên địa bàn xã Tà Bhing (nay là xã Tà Pơơ) và xã ZuôiH huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, thuộc Quy hoạch bậc thang Thủy điện Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn được triển khai. Dự án được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao Tổng công ty Phát điện 2 làm chủ đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng vào giữa năm 2010. Song hành với quá trình dựng xây thủy điện là sự chuẩn bị chu đáo các khu tái định cư cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng.

Khu tái định cư Thủy điện Sông Bung 4: Cuộc sống yên bình nơi vùng đất mới
Khu tái định cư Pa Păng nhìn từ trên cao

Có thể nói, việc ngăn dòng chảy, dựng đập thủy điện quan trọng bao nhiêu, thì việc chuẩn bị các khu tái định cư đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng cấp thiết bấy nhiêu. Để xây dựng Thủy điện Sông Bung 4, có tổng số 232 hộ nhường đất, đa phần bà con ở đây đều là đồng bào dân tộc Cơ Tu, tất cả được di dời đến các khu tái định cư Pa Păng, Pa Rum A, Pa Rum B và Pa Đhí. Khi ấy, việc vận động người dân di dời không gặp nhiều khó khăn, bởi các khu tái định cư đã được chuẩn bị chu đáo với đường bê tông, nhà ở kiên cố, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, trạm y tế… Tất cả các hộ đều được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và sử dụng điện lưới quốc gia.

Sau gần 10 năm kể từ khi người dân di dời vào năm 2013, chúng tôi đến với Pa Păng, một trong các khu tái định cư của Thủy điện Sông Bung 4 để tìm hiểu về cuộc sống của người dân kể từ khi di dời đến nơi ở mới. Mở ra trong mắt chúng tôi là cổng chào đón “Làng văn hóa thôn 2” đã có phần nhuốm màu thời gian, con đường vào làng Pa Păng rợp bóng cây xanh, không khí trong lành. Và điều dễ dàng nhận thấy của sự đổi thay trên vùng quê mới là những ngôi nhà kiên cố lợp tôn, lợp prôximăng, vách tường cứng cáp hay những căn nhà bằng gỗ có màu nâu ấm nằm san sát dọc theo những tuyến đường bê tông phẳng lỳ. Trước nhà, người dân còn trồng nhiều loài hoa khoe sắc. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh yên bình, ấm áp.

Khu tái định cư Thủy điện Sông Bung 4: Cuộc sống yên bình nơi vùng đất mới
Các bé đang cùng cô tập hát

Nhớ về những ngày chưa về khu tái định cư, chị Bnướch Thị Chiêng - người dân tộc Cơ Tu chia sẻ với chúng tôi: Nơi ở trước đây không gần chợ, mỗi lần đi chợ mua đồ dùng cần phải băng qua sông Bung và sông Rinh, rồi đi bộ thêm một quãng đường nữa mới đến. Mỗi lần đi về mất khoảng 2 ngày. Giờ thì mình muốn đi lúc nào mình đi.

"Tụi nhỏ đi học cũng phải lội suối, lội sông, phải có người nhà đi theo, còn bây giờ học từ mẫu giáo tới lớp ba thì trường cách nhà có 5 phút, còn lớp 4 trở lên đi học trên xã cũng cách nhà không bao nhiêu”, chị Chiêng cho biết.

Không chỉ chuyện học hành của con trẻ, hay chuyện đi mua lương thực thực phẩm, cuộc sống của bà con dân tộc Cơ Tu trước khi về các khu tái định cư còn nhiều lắm những thiếu thốn, khó khăn. Bà con khi ấy không có xe máy, không có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, có bệnh cũng phải đi thật xa mới đến được trạm y tế, bệnh viện.

Ông Pơ Loong Dương - Già làng thôn 2 nói: “Trước kia không có bao nhiêu người biết đi xe. Sau này có điện, đường, trường, trạm họ mới học nhiều. Trước đây cũng không có điện thoại, giờ mỗi nhà đều có, có nhà hai vợ chồng đều có hết. Hồi trước người dân ít được đi bệnh viện, do bệnh viện, bệnh xá nó xa, cho nên nằm ở nhà để chữa thôi. Giờ đau, sốt là người dân chạy luôn lên bệnh viện. Bây giờ ở tái định cư mới đường xá tiện lợi, người dân tiếp xúc xã hội rộng rãi hơn”.

Người dân ở Pa Păng nói riêng và các khu tái định cư của Thủy điện Sông Bung 4 đã cảm nhận được những đổi thay tích cực khi về nơi ở mới. Ở nơi đây cuộc sống của bà con được chăm sóc tốt hơn, tương lai của những đứa trẻ cũng có thêm những gam màu tươi sáng.

Những dự án mới cho sinh kế người dân

Giờ đây, những khu tái định cư thuộc Thủy điện sông Bung 4 như Pa Păng đã thật sự là chốn đi về, là ngôi nhà ấm cúng của người dân. Ở nơi đây đã chào đón thêm nhiều đứa trẻ, các lớp mẫu giáo ngày ngày đều rộn vang tiếng “ê”, “a” tập hát, tập đánh vần của những em bé vùng cao. Nếu như vào năm 2012 Pa Păng có 76 hộ dân (trong đó 53 hộ di dời từ Dự án Thủy điện Sông Bung 4) thì thống kê đến đầu năm 2022 con số này tăng lên 111 hộ.

Khu tái định cư Thủy điện Sông Bung 4: Cuộc sống yên bình nơi vùng đất mới
Điểm trường thôn Tơ Pơơ nhìn từ trên cao

Nhu cầu lớn nhất lúc này của người dân chỉ còn là việc phát triển kinh tế bền vững, bởi hiện nay người dân không còn khai thác rừng như trước đây mà chuyển sang bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật. Sinh kế hiện tại của bà con chủ yếu từ trồng lúa, trồng màu và chăn nuôi gia súc. Đây cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo huyện Nam Giang, của tỉnh Quảng Nam và Công ty Thủy điện Sông Bung. Bởi khi kinh tế phát triển bền vững thì những khu tái định cư mới thật sự trở thành quê hương của người dân.

Bằng trách nhiệm trước nhân dân, mới đây UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt và giao UBND huyện Nam Giang làm chủ dự án đầu tư công trình ổn định đời sống và sản xuất người dân vùng tái định cư Thủy điện Sông Bung 4 với tổng kinh phí 100 tỷ đồng (nguồn ngân sách Trung ương). Dự án thực hiện từ nay đến năm 2024, nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tái định cư. Với kinh phí 100 tỷ đồng, địa phương sẽ đầu tư xây dựng 5 tuyến đường giao thông kết nối giữa các khu tái định cư thuộc Thủy điện Sông Bung 4 với khu sản xuất và san nền 4,8ha làm khu tái định cư mở rộng; tổng chiều dài các tuyến đường giao thông 14,94km. Đồng thời sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình hạ tầng thiết yếu khu vực tái định cư hiện tại và khu tái định cư mở rộng như nâng cấp, sửa chữa 5 hệ thống cấp nước đã xuống cấp và xây dựng mới 2 hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy; sửa chữa, nâng cấp 2 công trình thủy lợi…

Bằng trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, đặc biệt là người dân ở các khu tái định cư, Công ty Thủy điện Sông Bung - Tổng công ty Phát điện 2 sẽ tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương để hỗ trợ mang về những mô hình sản xuất mới, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện người dân. Trong tương lai, người dân ở những khu tái định cư thuộc Dự án Thủy điện Sông Bung 4 không chỉ có cuộc sống bình an mà còn có thêm nguồn thu nhập, giúp nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần. Sẽ có thêm nhiều nữa những lớp mẫu giáo rộn rã tiếng đọc, tiếng hát, những mái nhà khang trang, những con đường bê tông được nối dài và những nụ cười hạnh phúc của người dân trên vùng quê mới.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Thủy điện Sông Bung

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động