Thứ sáu 16/05/2025 04:57

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) vừa công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô thuộc loại hình di tích lưu niệm danh nhân gồm: Tượng đài, khuôn viên, bia, đền thờ, nhà trưng bày, lưu niệm, ruộng khoai và cánh đồng muối.

Vào ngày 9/5/1961, Bác Hồ thăm quân và dân các dân tộc trên đảo Cô Tô. Người căn dặn: "Thủ đô Hà Nội tuy ở xa các đảo nhưng Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, tiến bộ".

Để thể hiện lòng kính trọng biết ơn Người, tháng 1/1962, Ủy ban Hành chính tỉnh Hải Ninh xin phép Bác cho dựng tượng Bác trên đảo và đã được Người đồng ý. Đây là nơi duy nhất Bác cho phép dựng tượng mình khi Người còn sống.

Huyện Cô Tô đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô. Ảnh: Thu Chung

Di tích lịch sử (Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô) được xây dựng từ năm 1968 và được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1997. Trải qua 55 năm, sau nhiều lần tu sửa, nâng cấp, mở rộng, công trình vẫn lưu giữ được nguyên bản về giá trị và ngày càng có ý nghĩa sâu sắc. Ngày 18/1/2022, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô là nơi để cán bộ, chiến sĩ nhân dân các dân tộc Quảng Ninh nói chung và huyện Cô Tô nói riêng thể hiện lòng thành kính với Bác kính yêu; đồng thời, khẳng định là “cột mốc chủ quyền” của Việt Nam trên vùng biển đảo, là di sản quốc gia quý báu cần được bảo tồn, tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa gắn với việc giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc.

Việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên huyện đảo tiền tiêu Cô Tô, có ý nghĩa quan trọng với nhân dân huyện đảo nói riêng, Quảng Ninh nói chung trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Đây là tài sản đặc biệt, là động lực để Cô Tô thay đổi, chuyển mình, hướng đến là một vùng kinh tế biển năng động, thu hút các nhà đầu tư cũng như du khách trong nước và quốc tế đến với Cô Tô.

Ngay sau sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, huyện Cô Tô tổ chức lễ khai mạc Năm du lịch Cô Tô 2022.

Trong năm 2022, huyện Cô Tô phấn đấu thu hút 200.000 lượt khách. Trong thời gian tới, huyện tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện lớn như giải chạy Marathon Cô Tô; lễ hội ẩm thực; tuần văn hóa du lịch Cô Tô... song song với các hoạt động kích cầu, xúc tiến quảng bá du lịch.
Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị