Khu kinh tế Quảng Yên: Lợi thế và tiềm năng từ bất động sản công nghiệp

Khu kinh tế ven biển Quảng Yên đang dần trở thành địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, hậu cần và thương mại liên vùng.
Khu kinh tế Vân Đồn kỳ vọng thu hút gần 127.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong năm 2022 Khởi công nhiều dự án động lực tại Khu kinh tế Vân Đồn

Điểm sáng bất động sản công nghiệp

Vào giữa năm 2020, thị xã Quảng Yên đã được Chính phủ phê duyệt, quy hoạch trở thành khu kinh tế ven biển. Đến năm 2021 kinh tế thị xã Quảng Yên đã tăng khoảng 16,8% so với kế hoạch đề ra và cao hơn 36,2% so với năm 2020. Trong năm 2021, địa phương này nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, với 7 dự án được cấp giấy chứng nhận. Trong đó, Công ty Jinko Solar (Hồng Kông) đã rót vốn gần 900 triệu USD. Đây là khoản tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất mà tỉnh Quảng Ninh nhận được từ trước đến nay. Theo đó, tập đoàn sẽ xây dựng hai nhà máy cùng nằm trong một chuỗi dây chuyền sản xuất các tế bào quang điện.

Nhờ những chính sách hỗ trợ hấp dẫn, thị xã Quảng Yên đã biến thành một điểm đến đầu tư dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, điển hình như Công ty Deep C - một đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu đến từ Bỉ, cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn, bao gồm đất công nghiệp và nhà xưởng, nhà kho xây sẵn hoặc xây theo yêu cầu. Tính đến hiện tại, Deep C đã đầu tư tổng cộng hai khu công nghiệp tại Quảng Yên, bao gồm Khu công nghiệp Nam Tiền Phong và Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, với tổng diện tích lên đến 1.680ha.

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, nằm trong khu công nghiệp Deep C tại Quảng Yên
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, nằm trong Khu công nghiệp Deep C tại Quảng Yên

Đầu năm 2022, Công ty Phát triển công nghiệp BW đã chính thức công bố dự án mới tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, nằm trong Khu công nghiệp Deep C tại Quảng Yên. Theo đó, Công ty BW sẽ xây dựng khu nhà xưởng xây sẵn với tổng quy mô lên đến 74.000m2. Nguồn cung bất động sản công nghiệp chất lượng cao từ đó sẽ được bổ sung, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn mạnh của doanh nghiệp.

Nhận định về xu hướng đầu tư vào Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, ông Lê Huy Đông, Quản lý Bộ phận dịch vụ công nghiệp, Savills Hà Nội, đánh giá: “Trong bối cảnh các khu vực xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đang hạn chế về quỹ đất, Quảng Yên đang trở thành điểm sáng bất động sản công nghiệp với nguồn cung tương đối dồi dào và mức giá hợp lý. Với 5 khu công nghiệp đang được triển khai bởi các nhà phát triển uy tín, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn chất lượng tốt.”

Cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, hậu cần

Trong thời gian qua, Quảng Yên đã thu hút các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, chế tạo và hậu cần. Điều này là nhờ những lợi thế sẵn có của địa phương, cùng những chính sách kinh tế, cơ sở hạ tầng và đa dạng dịch vụ thuận lợi cho hoạt động xuất - nhập khẩu.

Khu kinh tế Quảng Yên sở hữu vị trí địa lý mang tính chiến lược khi nằm trong tam giác phát triển mạnh về kinh tế miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (dài 24,6km), Hà Nội - Hải Phòng (dài 105,5km) và cầu Bạch Đằng giữa Quảng Yên - Hải Phòng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng kết nối với các tỉnh thành xung quanh. Ngoài ra, hoạt động giao thương và vận chuyển cũng thuận tiện di chuyển đến hai sân bay lân cận là Vân Đồn (Quảng Ninh) và sân bay Cát Bi (Hải Phòng).

Bên cạnh đường bộ và đường hàng không, thị xã Quảng Yên cũng sở hữu ưu thế về đường thủy nhờ có nhiều cửa sông, biển, trong đó bao gồm một số lạch sâu và mặt bằng không gian rộng. Các chuyên gia đánh giá đây là khu vực tương đối kín gió, có tiềm năng lớn xây dựng cảng nước sâu để tiếp nhận tàu cỡ lớn, kết hợp phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế tổng hợp.

Với mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ, Quảng Yên đang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa lý tưởng tại miền Bắc. Bên cạnh đó, địa thế của khu vực phù hợp với việc xây dựng cảng bến bãi, kho hàng, khu công nghiệp, hoạt động dịch vụ cảng, logistics.

Hệ thông cao tốc phát triển giúp kết nối với các tỉnh lân cận
Hệ thống đường cao tốc phát triển giúp kết nối với các tỉnh lân cận

Hiện tại, Quảng Yên đang sở hữu dịch vụ hậu cần cảng biển đa dạng và toàn diện. Trong đó, khu vực Đầm Nhà Mạc sẽ được quy hoạch trở thành khu dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp và đô thị với diện tích gần 7.000ha. Những dịch vụ này bao gồm dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ phân phối và các dịch vụ logistics giá trị gia tăng. Trong thời gian tới, chiến lược phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics tại Quảng Yên với quy mô 3.000 - 5.000ha, từng bước hoàn thiện các tiện ích sẵn có và nâng tầm lợi thế cạnh tranh của khu kinh tế.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo hay hậu cần, việc tìm kiếm địa điểm gần cảng biển, cảng hàng không và các tuyến cao tốc là điều quan trọng. Theo ông Đông, các đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển khi đặt nhà máy, kho xưởng tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên. Khả năng tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế cũng hỗ trợ cho hoạt động xuất-nhập khẩu.

Đi kèm với chính sách để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, chính quyền Quảng Ninh cũng đưa ra hoạch định để phát triển kinh tế-xã hội một cách đồng bộ. Bên cạnh những dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thị xã Quảng Yên cũng có chủ trương xây dựng các khu nhà công nhân để kịp thời đáp ứng nhu cầu định cư ngày một gia tăng trong khu vực. Các khu nhà ở cao tầng với đầy đủ tiện ích dịch vụ sẽ góp phần mang nguồn lao động chất lượng và chuyên gia quốc tế về địa phương.

Hiện tại, thị xã Quảng Yên đang nằm trong giai đoạn hai của lộ trình phát triển. Trong khi giai đoạn I (từ năm 2020 - 2021) tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho dự án trong khu kinh tế, giai đoạn II chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và các khu chức năng của khu kinh tế. Giai đoạn này được triển khai từ năm 2021 - 2025.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Quản lý các Khu kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động