Thứ tư 14/05/2025 20:52

Không tiếp tay cho người xuất nhập cảnh trái phép

Trước tình hình dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp, để góp phần ổn định an ninh khu vực biên giới, các cơ quan chức năng khuyến nghị người dân sinh sống ở khu vực biên giới Tây Nam không tham gia các hoạt động đưa người xuất nhập cảnh trái phép.

Những ngày gần đây, tại khu vực biên giới các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều người xuất nhập cảnh, vượt qua biên giới trái phép. Ngoài người xuất nhập cảnh trái phép, người dân khi tham gia tổ chức, dẫn đường, bao che cho người xuất nhập cảnh trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận bà con chưa nhận thức đúng nên đã tham gia vào hoạt động đưa người qua biên giới bất hợp pháp.

Tại tỉnh Tây Ninh, gần đây, hàng trăm người đã bị bắt giữ do xuất nhập cảnh trái phép, trong đó có người nước ngoài và người sinh sống tại địa phương. Ngày 28/8/2020, lực lượng Đồn biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc, huyện Tân Biên phát hiện Hồ Minh Quang (ngụ tại tỉnh Bình Dương) điều khiển ô tô cùng với Nguyễn Văn Pháo (ngụ tại tỉnh Tây Ninh), Huỳnh Công Đồng và Nguyễn Đức Minh cùng ngụ tại tỉnh Đồng Tháp vượt biên giới qua Campuchia trái phép. Trước đó, Đồn biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc đã bắt giữ Bùi Anh Biết và Nguyễn Thành Tân (cùng ngụ tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh ) vì hành vi tổ chức cho Hồ Thị Cẩm Tiên (ngụ tại tỉnh Sóc Trăng) nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam. Nguyễn Thành Tân khai nhận, từ tháng 6 đến cuối tháng 7/2020 đã tổ chức 2 đợt và đưa 8 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia qua lại tỉnh Tây Ninh và thu tiền công mỗi người 2,5 triệu đồng.

Bộ đội biên phòng tuần tra khu vực giáp biên

Đại tá Lê Hồng Vương - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh - cho biết, khi dịch Covid-19 trở lại, tình trạng đưa người xuất nhập cảnh trái phép từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã duy trì trực tại 114 trạm chốt trên tuyến biên giới với 100% quân số. Nhờ đó, cùng với tinh thần cảnh giác, tố giác của người dân vùng biên đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một số người xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn.

Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, tính từ giữa tháng 3 đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng An Giang đã phát hiện 214 vụ vi phạm với 392 người xuất cảnh nhập cảnh trái phép qua biên giới Tây Nam. Đã xử phạt hành chính 124 người, cảnh cáo và giáo dục 268 người, đưa đi cách ly tập trung 315 người và 77 người yêu cầu quay trở lại nơi nhập cảnh.

Kiểm tra người qua lại biên giới ở An Giang

Số người xuất nhập cảnh trái phép bị phát hiện tại địa bàn tỉnh An Giang gần đây chủ yếu là người Việt Nam, người Campuchia, người Trung Quốc. Những vụ việc được phát hiện đều có sự tiếp tay của người dân sinh sống ở khu vực biên giới. Từ sự tiếp sức của người dân địa phương, người nhập cảnh trái phép dễ dàng đi theo đường mòn, lối mở trên đất liền và bằng ghe thuyền qua đường sông, đường biển nên lực lượng chức năng rất khó phát hiện.

Để phòng chống tội phạm, phòng chống dịch Covid-19 và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức 136 chốt biên phòng dọc tuyến biên giới, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt cả ngày lẫn đêm tại các khu vực có đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện, xử lý người xuất nhập cảnh trái phép. Đối với người dân sinh sống tại khu vực giáp biên giới, địa phương khuyến nghị bà con không tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất nhập cảnh trái phép vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyến khích bà con tăng cường hỗ trợ các cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện và tố giác những người có hành vi xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập cảnh trái phép

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao