Không "té nước theo mưa" khi xăng tăng giá
Công Thương và công luận 04/05/2022 11:44
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/5: Điểm nhấn xuất nhập khẩu và năng lượng Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 3/5: Kỳ vọng từ hợp tác kinh tế Việt - Nhật |
Báo Giao thông có bài: “Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Nhiều biến động”
Bài báo trích dẫn cụ thể, đầu phiên hôm nay (4/5 theo giờ Việt Nam), dầu WTI tăng 0,60 USD/thùng tương ứng 0,59% lên mức 103,01 USD/thùng; dầu Brent tăng 0,58 USD/thùng tương ứng 0,55% lên mức 105,55 USD/thùng.
Hôm nay, giá xăng có thể sẽ tăng theo điều chỉnh của giá xăng dầu trên thế giới |
Mức tăng nhẹ này được thiết lập sau phiên giảm mạnh hôm qua, nên giá dầu vẫn ở xu hướng trượt giá. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do lo ngại về nhu cầu giảm ở Trung Quốc khi các đợt đóng cửa để kiểm soát dịch Covid-19 kéo dài. Điều này làm lu mờ khả năng hỗ trợ giá từ lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu có thể xảy ra đối với Nga…
Hiện nay, giá dầu WTI đang bước vào xu hướng đi ngang trong khoảng rộng 100-108 USD/thùng, đặc biệt khi thị trường giằng co giữa các số liệu và dự báo cung – cầu.
Cùng phản ánh về vấn đề này, báo Quân đội nhân dân có bài viết: “Giá xăng dầu hôm nay 4-5: Brent giảm còn 105 USD/thùng, dầu trong nước tăng?”; VTC News đưa tin: “Hôm nay, giá xăng tiếp tục tăng 600 - 1.000 đồng/lít?”
Đáng chú ý, trên báo Lao động số ra hôm nay có bài: “Giá xăng tăng, còn cái gì… không tăng?”. Theo nội dung bài báo, từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng liên tục tăng và đạt mức kỷ lục chưa từng có ở Việt Nam, gây áp lực lớn tới nền kinh tế.
Bài báo trích dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, chi phí từ xăng dầu chiếm 3,52% tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế, với một số ngành, chi phí xăng dầu có thể chiếm đến 30 - 40%. Chính vì vậy, giá xăng dầu tăng mạnh sẽ tạo áp lực lên lạm phát và ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, tác động xấu đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Cùng với giá xăng dầu thì việc chống hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử, tiếp tục được dư luận quan tâm.
Không chỉ tiềm ẩn nhiều rủ ro, nguy hại đối với người tiêu dùng, tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử đã và đang trở thành mối lo lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Vì vậy, nhằm tìm kiếm những giải pháp hiệu quả, tạo lập môi trường thuận lợi cho thị trường hàng hóa trên thương mại phát triển đúng hướng và bền vững, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức đối thoại trực tuyến với chủ đề “Chống hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử”. Sự kiện được kỳ vọng sẽ góp một tiếng nói phát triển thị trường hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử bền vững.