Không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản

"Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản mà chúng ta dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng…"
Thủ tướng Chính phủ: Giá bất động sản đã tiệm cận với thu nhập người dân chưa? Doanh nghiệp kiến nghị gì với Thủ tướng về thị trường bất động sản? Tín hiệu vui: Ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay với bất động sản

Đây là quan điểm của TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” vừa diễn ra.

Điểm nghẽn pháp lý là khó khăn lớn nhất

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay có hiện tượng "bất thường", bởi kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng thị trường bất động sản lại gần như "đóng băng" và rõ ràng là có điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Chia sẻ về những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của thị trường bất động sản hiện nay, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thứ nhất, theo xu hướng điều chỉnh chung của thị trường bất động sản thế giới và Việt Nam sau hơn 2 năm tăng trưởng khá nóng (giá bất động sản thế giới tăng khoảng 10-20% và của Việt Nam tăng khoảng 20-50%).

Thứ hai, là những vướng mắc về pháp lý liên quan đến bất động sản chưa được giải quyết kịp thời. Thứ ba, là nguồn vốn rót vào thị trường bất động sản bị thu hẹp hơn trong năm vừa qua. Thứ tư, là do nhiều vụ việc vi phạm liên tiếp xảy ra khiến cho niềm tin nhà đầu tư bị giảm sút, thanh khoản thị trường giảm nhanh. Cuối cùng là liên quan đến quan hệ cung cầu khiến cho việc giá cả chưa hợp lý.

Không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản
TS. Cấn Văn Lực: Không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản

TS. Cấn Văn Lực cho rằng có 8 nhóm khó khăn, vướng mắc chính. Một là, môi trường pháp lý còn nhiều điểm nghẽn. Đây là khó khăn lớn nhất hiện tại. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu nhất quán, không rõ ràng, không được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn...,

Trong khi đó, tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy tồn tại ở một bộ phận cán bộ công chức khá rõ nét, khiến cho nhiều dự án không thể triển khai được, hoặc thời gian triển khai kéo dài, muốn bán hay chuyển nhượng cũng không được, muốn thế chấp cũng không xong, muốn nộp tiền thuê cũng khó... dẫn đến bất động sản bị bỏ hoang, tồn kho, lãng phí, tốn kém, suy giảm niềm tin...

Hai là, công tác quy hoạch, thực thi và giám sát thực thi quy hoạch còn nhiều bất cập. Ba là, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bốn là, biến động về chi phí đầu tư, xây dựng rất mạnh trong khi chúng ta ban hành nhiều đơn giá, định mức chưa kịp thời.

Năm là, cơ cấu thị trường mất cân đối nghiêm trọng như Thủ tướng đã chỉ ra chỗ này thì thừa, chỗ kia thì thiếu. Quan hệ cung - cầu lệch pha, giá cả chưa hợp lý.

Riêng về giá cả, hiện nay, giá bất động sản của chúng ta đang ở mức tương đối cao so với thu nhập của đa số người dân. Người Việt Nam trung bình cần ít nhất 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở, đứng thứ 14/107 quốc gia (càng cao, càng đắt) trên thế giới, tương đương Thái Lan, Hàn Quốc (trong khi thu nhập của chúng ta thấp hơn họ); cao hơn nhiều so với các nước Indonesia (18,5 năm), Singapore (15,5 năm), Ấn Độ (9,2 năm) và Malaysia (8,1 năm)...

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác (đặc biệt là phân khúc cao cấp), chi phí ở các khâu làm dự án đều cao...

Sáu là, nguồn vốn cho bất động sản bị thu hẹp, nhất là trong năm 2022. Bảy là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và nỗi lo hình sự hóa vẫn còn. Cuối cùng, một số khó khăn, thách thức bên ngoài như: lạm phát, lãi suất và tỷ giá; rủi ro khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh…

Giải quyết dứt điểm những vụ việc để lấy lại niềm tin của thị trường và nhà đầu tư

Trên cơ sở đó, TS. Cấn Văn Lực có một số kiến nghị. Thứ nhất, về quan điểm, trước tiên cần xác định Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản mà chúng ta dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội).

Quan điểm nữa là thị trường bất động sản cũng như thị trường tài chính, cần tiến tới minh bạch thị trường và chuyên nghiệp hơn. Về những giải pháp trước mắt. Đầu tiên đối với Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành, địa phương cần giải quyết dứt điểm những vụ việc vừa qua để bảo đảm lấy niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.

Không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu thị trường bất động sản
Cần giải quyết dứt điểm những vụ việc để lấy lại niềm tin của thị trường và nhà đầu tư

Thứ hai là sớm sửa đổi các nghị định, thông tư trong thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là liên quan đến chuyển nhượng dự án, xác định tiền thuê đất, định giá đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch nhà ở xã hội.

Đối với gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng, chúng tôi có 2 gợi ý sau: Chính phủ nên cân nhắc có một Đề án tổng thể, căn cơ để phát triển nhà ở xã hội như mô hình của Singapore, Hàn Quốc khá thành công; cần rút kinh nghiệm 6 điểm bất cập khi triển khai gói 30.000 tỷ đồng trước đây.

Vấn đề nữa là Thủ tướng cần chỉ đạo điều tiết quan hệ cung – cầu và muốn như thế phải có thông tin dữ liệu. Đây là vấn đề quan trọng với thị trường. Đối với Ngân hàng Nhà nước, cân nhắc sớm cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay trong tháng này để tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện sớm.

Thứ hai là kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách điều chỉnh lại hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản. Bộ Xây dựng cần là đầu mối để phân khúc bất động sản theo các phân khúc khác nhau như nhà ở xã hội, nghỉ dưỡng…

Cân nhắc điều chỉnh Thông tư 16, Thông tư 22 và khi sửa Thông tư 39 theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn đối với trái phiếu doanh nghiệp và cho vay góp vốn, tài trợ chuyển nhượng dự án. Cân nhắc cho phép cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ với thời hạn, đối tượng phù hợp.

Đối với Bộ Tài Chính, sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; nên có hướng dẫn khuyến khích doanh nghiệp phát hành ra công chúng; phối hợp Bộ Xây dựng có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản". Đây là một giải pháp mà Trung Quốc đã làm tốt. Có hướng dẫn để nhất quán thực hiện, tránh xung đột, tranh chấp sau này.

Đối với Bộ Xây dựng, Tổ công tác sớm báo cáo trình Chính phủ về những vướng mắc chính yếu nhất đối với thị trường, dự án bất động sản với giải pháp đồng bộ, khả thi và có ưu tiên cụ thể, trong đó sớm trình 1 nghị định sửa nhiều nghị định.

Thứ hai là sớm phân loại, phân khúc bất động sản theo 5 phân nhóm khác nhau để Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính có cơ sở để áp dụng hệ số rủi ro. Kịp thời ban hành những định mức chi phí xây dựng.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, theo TS. Cấn Văn Lực, trước tiên cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn. Tiếp đó, cần tăng cường tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là quyết liệt cơ cấu lại, tiết giảm chi phí.

Thứ ba, đa dạng hóa nguồn vốn. Thứ 4, xem xét có phương án cụ thể, quyết liệt để giải quyết căng thẳng thanh khoản khi các trái phiếu đáo hạn. Một số phương án như: Doanh nghiệp có thể phải bán tài sản, kể cả chấp nhận mức chiết khấu cao, 30-40% để tạo thanh khoản, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với trái chủ.

Thứ 5, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để có thể sớm triển khai Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi được ban hành.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất đầu tư 5.750 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư 5.750 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn

Tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn có điểm đầu tại Km0 xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới; điểm cuối tại Km28+807, thành phố Bắc Kạn, tổng chiều dự án khoảng 28,8 km.
Chào bạn mới - Nhận quà cực chất

Chào bạn mới - Nhận quà cực chất

Chương trình khuyến mại “Chào bạn mới - Nhận quà cực chất” dành cho Khách hàng mới đăng ký tài khoản trực tuyến và dịch vụ ngân hàng điện tử
Shinhan Việt Nam hỗ trợ học phí lãi suất 0% cho sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM

Shinhan Việt Nam hỗ trợ học phí lãi suất 0% cho sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM triển khai hỗ trợ học phí lãi suất 0% cho sinh viên.
Nóng: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 0,3-0,5%

Nóng: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 0,3-0,5%

Tối ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo giảm một loạt lãi suất điều hành từ 0,3 - 0,5%/năm. Đây là lần giảm thứ 2 trong tháng 3 năm 2023.
Tổ công tác số 4 của Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 4 tỉnh

Tổ công tác số 4 của Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 4 tỉnh

Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ vừa thực hiện kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá.

Tin cùng chuyên mục

Kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu “nóng” trở lại

Kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu “nóng” trở lại

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng huy động vốn trở lại bằng kênh phát hành trái phiếu.
MSB sẽ thông qua việc sáp nhập một ngân hàng tại đại hội đồng cổ đông 2023

MSB sẽ thông qua việc sáp nhập một ngân hàng tại đại hội đồng cổ đông 2023

Một trong những nội dung quan trọng tại đại hội đồng cổ đông năm 2023 của MSB là việc trình Đại hội phương án sáp nhập thêm một ngân hàng.
Quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022

Quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022

Quý I/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước ngày 31/3/2023.
VietinBank SME SIMPLE+: Giải pháp đột phá dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VietinBank SME SIMPLE+: Giải pháp đột phá dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) rút ngắn thời gian tiếp cận nguồn tín dụng, VietinBank đã xây dựng giải pháp SME SIMPLE+ với nhiều điểm đột phá mới.
Giảm bớt gánh nặng về thuế lên vai những nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam

Giảm bớt gánh nặng về thuế lên vai những nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam

Ngày 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Khai thác thị trường quốc tế và Chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số.
Bước ngoặt chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội

Bước ngoặt chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội

Chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi mang tính bước ngoặt trong mọi hoạt động, góp phần kiến tạo và xây dựng phát triển ngành bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vietcombank cần phát huy hơn nữa vai trò ngân hàng chủ lực, dẫn dắt thị trường

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vietcombank cần phát huy hơn nữa vai trò ngân hàng chủ lực, dẫn dắt thị trường

Sáng 31/3, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
Phát hành thành công hơn 24.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3

Phát hành thành công hơn 24.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3

Sau hàng loạt chính sách hỗ trợ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã ghi nhận phát hành thành công 24.400 tỷ đồng trong tháng 3.
Công ty Đông Á bị xử phạt vì nộp không đúng thời hạn hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng

Công ty Đông Á bị xử phạt vì nộp không đúng thời hạn hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng

Công ty Đông Á bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 125 triệu đồng vì không công bố thông tin và nộp không đúng thời hạn hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng.
Phát hiện sai phạm tại 4 doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng

Phát hiện sai phạm tại 4 doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng

Đây là thông tin được Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tiết lộ trong buổi họp báo thường niên quý I của Bộ Tài chính.
Chứng khoán ngày 31/3: Thị trường có thể gặp áp lực chốt lời mạnh hơn

Chứng khoán ngày 31/3: Thị trường có thể gặp áp lực chốt lời mạnh hơn

Trong phiên giao dịch ngày 31/3, nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng điểm nhưng áp lực chốt lời có thể mạnh hơn nữa.
Bộ Tài chính: Thu ngân sách quý I ước đạt trên 30% dự toán

Bộ Tài chính: Thu ngân sách quý I ước đạt trên 30% dự toán

Bộ Tài chính ngày 30/3/2023 cho biết luỹ kế thu ngân sách quý I đạt khá song có một số khoàn thu đạt thấp so với dự toán.
Khơi thông dòng vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành chia sẻ, tháo gỡ những nút thắt, khơi thông dòng vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp.
Vietcombank và JBIC ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Vietcombank và JBIC ký hợp đồng tín dụng 300 triệu USD tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Lễ ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo giữa Vietcombank và JBIC đã diễn ra tại Hà Nội, ngày 29/3.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Có nên thu thuế tiêu thụ đặc biệt với game online?

Có nên thu thuế tiêu thụ đặc biệt với game online?

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ trò chơi trực tuyến có thể gây ra hiệu ứng ngược, kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ này.
Hàng loạt lãnh đạo Tập đoàn Gelex (GEX) xin từ nhiệm

Hàng loạt lãnh đạo Tập đoàn Gelex (GEX) xin từ nhiệm

Mới đây, Chủ tịch Nguyễn Hoa Cương và Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Tiếu đã xin từ nhiệm tại Tập đoàn Gelex (cổ phiếu GEX) theo nguyện vọng cá nhân.
Bảo hiểm số OPES: Hành trình 5 năm nâng tầm sống số

Bảo hiểm số OPES: Hành trình 5 năm nâng tầm sống số

Đổi mới và không ngừng số hóa trước thách thức mới của ngành bảo hiểm phi nhân thọ, OPES đã và đang nhận được sự tin yêu đồng hành của hàng triệu khách hàng.
Chứng khoán ngày 30/3: Có thể giao dịch ngắn hạn cổ phiếu nhóm thép, chứng khoán, bất động sản

Chứng khoán ngày 30/3: Có thể giao dịch ngắn hạn cổ phiếu nhóm thép, chứng khoán, bất động sản

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư có thể tiếp tục giao dịch ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu nhóm thép, chứng khoán, bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ.
Quảng Ninh trao chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI, tổng vốn hơn 80 triệu USD

Quảng Ninh trao chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI, tổng vốn hơn 80 triệu USD

Chiều 29/3, Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh trao Giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn trên 80 triệu USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động