Doanh nghiệp kiến nghị gì với Thủ tướng về thị trường bất động sản?
Bất động sản 17/02/2023 11:20 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ Xây dựng kiến nghị gì để gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm hội nghị? Thủ tướng Chính phủ: Giá bất động sản đã tiệm cận với thu nhập người dân chưa? |
Năm 2023, năm quyết định sống còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì sáng ngày 17/2/2023, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã kiến nghị một số giải pháp trọng tâm để thúc đẩy và phát triển trị trường bất động sản minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững với Thủ tướng và Chính phủ.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh", sáng 17/2/2023. (Ảnh VGP) |
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, thị trường bất động sản đang rất khó khăn, có thể nói năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất”. Trong đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2022 gần 1.200 doanh nghiệp tăng 38,7% so với năm 2021.
Bước sang năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều rất nhiều khăn, đây là năm có tính “quyết định sống còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản” nên đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO…
Lĩnh vực bất động sản là một trong “21 ngành kinh tế cấp 1” quan trọng nhất của nền kinh tế của nước ta, nên thị trường bất động sản gặp khó khăn thì tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong đó, tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước và cả vấn đề đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người yếu thế trong xã hội.
Cần giải pháp đồng bộ về thể chế pháp luật, về thị trường vốn
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, có 02 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay, "vướng mắc pháp lý" chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản. Còn lại khó khăn về nguồn vốn, trước hết là vốn tín dụng ngân hàng, kế đến là vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn từ thị trường chứng khoán và vốn huy động từ khách hàng.
![]() |
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh |
Từ đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng bộ nhiều giải pháp để thị trường bất động sản phát triển ổn định, minh bạch và bền vững.
Cụ thể về giải pháp tháo gỡ “vướng mắc về pháp lý”: Thực hiện mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 18-NQ/CP ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”, trong đó có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Nhưng, do các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vẫn còn một số quy định bất cập, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để đảm bảo chất lượng của các Dự thảo Luật.
Trong thời gian 17 tháng tới đây chờ các Luật mới có hiệu lực và trên cơ sở các Luật hiện hành, để tháo gỡ “vướng mắc về pháp lý” thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định rất quan trọng trong tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2023, gồm: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đất đai; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Dự thảo Nghị định về quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án bất động sản, nhà ở, đô thị. Sau đó, các Bộ, ngành ban hành các Thông tư để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
![]() |
Hai khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay, trong đó "vướng mắc pháp lý" chiếm 70%, còn lại là khó khăn về nguồn vốn |
Về vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản về tín dụng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho hay, doanh nghiệp có khoản vay tín dụng sắp đáo hạn mà nếu không được cơ cấu lại nợ vay, không được giữ nguyên nhóm nợ thì có nguy cơ bị “nhảy nhóm nợ xấu”. Đặc biệt, doanh nghiệp có khoản vay tín dụng đã bị xếp vào nợ xấu “nhóm 2” hoặc “nhóm 3” mà nếu không được “khoanh nợ” khoản nợ xấu này thì không thể tiếp cận được khoản vay mới để có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh hoặc bị “nhảy nhóm nợ xấu hơn”.
Do đó, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép “nới tiêu chí” nhưng không phải là “hạ chuẩn tín dụng” để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, giữ nguyên nhóm nợ, được “khoanh nợ xấu” đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để có thể được vay vốn tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc…
Cùng với đó, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét cho phép Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN“nới tiêu chí” nhưng không phải là “hạ chuẩn tín dụng” để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ, được “khoanh nợ xấu” đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để được vay vốn tín dụng mới đối với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.
Hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản 5 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN) giãn “lộ trình” quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 34% nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn đến hết ngày 31/12/2024 và về mức 30% kể từ ngày 01/01/2025 để có thêm nguồn vốn cho vay. Đồng thời, không cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, để phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Hiệp hội nhiệt liệt hoan nghênh và đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm chấp thuận đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng ưu đãi 110.000 tỷ đồng để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp và chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.
Đặc biệt, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề nghị Tổ công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương khẩn trương xem xét giải quyết các dự án có nguồn gốc “đất công”, “đất do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” hoặc dự án thuộc diện rà soát pháp lý, phải thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bất động sản Quảng Ninh vẫn có nhiều điểm sáng trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Thương hiệu đồng loạt di dời, mặt bằng kinh doanh ngày càng ế ẩm

Nan giải bài toán định giá thị trường cho đất "triệu USD" ở TP. Hồ Chí Minh

Giải mã sức hấp dẫn của tổ hợp Mega Complex ở phía Đông Hà Nội

Chuẩn bị vận hành À La Carte Halong Bay để đón đầu làn sóng du lịch hè
Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Everland và Ngân hàng HDBank ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án

Thỏa sức sáng tạo với căn hộ đa năng, 2 phòng ngủ tại Le Grand Jardin

Vì sao TP. Hồ Chí Minh thu hồi khu đất hơn 1,2 ha tại quận Tân Bình?

Thời gian giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ không quá 30 ngày?

"Ông lớn" bất động sản châu Á- CapitaLand Group đàm phán mua dự án khoảng 1,5 tỷ USD của Vinhomes

FVG Land mở bán thành công phân khu nhà vườn kiểu Mỹ thuộc Vịnh An Hòa City

Bất động sản công nghiệp và logistics: “Miếng bánh” hút nhà đầu tư

Sống thư thái tại nhà vườn kiểu Mỹ trong lòng đô thị Vịnh An Hòa City

Vinhomes Ocean Park 2 khởi động chương trình tổ ấm an vui

Đảm bảo tính công bằng khi định giá đất theo giá thị trường

HoREA kiến nghị không ban hành bảng giá đất hàng năm

Lãi suất liên tục giảm, bất động sản trở lại “đường đua”

Hàng loạt tài sản "khủng" của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tiếp tục bị rao bán

ERA Vietnam mở rộng hoạt động môi giới bất động sản tại Việt Nam

Chợ Tốt ra mắt nền tảng công nghệ bất động sản Nhà Tốt

Cư dân 9X An Sương hưởng lợi từ hệ tiện ích “tất cả trong một”

Meey Land 2 năm liên tiếp lọt top 10 nhà cung ứng bất động sản dẫn đầu

Vinhomes Grand Park: Chuẩn bị bàn giao hơn 1.000 sổ hồng cho cư dân The Rainbow

Quảng Nam có quyền kê biên, cưỡng chế thi hành án nếu Bách Đạt An tiếp tục chây ỳ
