Khơi thông dòng chảy xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ

Giữa Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ bổ trợ, nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu (XK) như nông sản và thực phẩm chế biến, trong đó, quả thanh long và cá ba sa của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường này. Để tăng kim ngạch XK hàng hóa nông sản Việt Nam sang Ấn Độ, mấu chốt là cần nhanh chóng mở rộng thị trường.    

Tiềm năng hợp tác rất lớn

Quan hệ thương mại, là một trong 5 trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Ấn Độ, đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ tăng 2,06 lần từ 5,43 tỷ USD năm 2016 lên 11,21 tỷ năm 2019; XK tăng 2,5 lần từ 2,69 tỷ USD năm 2016 lên 6,67 tỷ USD (2019); nhập khẩu tăng 1,65 lần từ 2,75 tỷ USD lên 4,54 tỷ USD. Việt Nam chuyển từ nước nhập siêu với giá trị lớn sang xuất siêu 2,1 tỷ USD năm 2019.

mo cua thi truong khoi thong dong chay xuat khau nong san sang an do
Hiện, thanh long là trái cây duy nhất của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Ấn Độ

Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng còn khá khiêm tốn. Theo số liệu của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 1,76 tỷ USD bằng 63,1% so với cùng kỳ năm 2019, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu 1,448 tỷ USD, bằng 79,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Còn theo Bộ Công Thương Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 16 của Ấn Độ, tỷ trọng thương mại của Ấn Độ với Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,65% so với tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ với toàn thế giới trong năm tài chính 2018 - 2019 ở mức 844 tỷ USD.

Hiện, thanh long là trái cây duy nhất của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Ấn Độ, còn cá basa là mặt hàng duy nhất mà Việt Nam có thể cạnh tranh với một đất nước XK thủy sản như Ấn Độ. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đánh giá, nếu như trong đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, thậm chí phá sản, lĩnh vực nông sản hàng hóa vẫn tiếp tục tăng trưởng. Người ta có thể không đi máy bay, không đi du lịch, không đi nghỉ dưỡng, không đến rạp xem phim nhưng không thể không thể ăn. Và dường như người ta muốn ăn nhiều hơn, ngon hơn và đa dạng hơn. Đó chính là tiềm năng hợp tác rất lớn giữa 2 nước. Tuy nhiên, thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ chưa đạt được kỳ vọng.

Gần đây, người dân và DN Ấn Độ đã biết nhiều hơn đến các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam. Cụ thể là cá basa Việt Nam được nuôi trồng theo tiêu chuẩn, có giá trị cạnh tranh cao nên được người tiêu dùng Ấn Độ ưa chuộng. Trái thanh long Việt Nam ngon hơn thanh long của nhiều nước nên đã có mặt tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng - khách sạn. Dù vậy, nhiều loại sản phẩm khác của Việt Nam như trái vải miền Bắc, trái chôm chôm của các tỉnh phía Nam thuộc danh mục các loại trái cây ngon với hương vị đặc biệt đã được nhiều người Ấn Độ biết đến và yêu thích vẫn chưa được mở đường vào Ấn Độ.

Cần nhanh chóng mở rộng thị trường

Ông Phạm Sanh Châu đánh giá, Ấn Độ có dung lượng thị trường lớn với gần 1,4 tỷ người tiêu dùng, thị trường còn khá sơ khai, dễ tính, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa cao… nhưng cũng là nước áp dùng nhiều biện pháp bảo hộ. DN cần nhìn nhận theo hướng tính cực “do nhu cầu trong nước cao, khách hàng dễ tính, hàng hóa nước ngoài dễ thâm nhập nên nhà nước mới áp dụng biện pháp bảo hộ”, và coi đây là cơ hội,mạnh dạn đầu tư kinh doanh tại Ấn Độ.

Giữa Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ bổ trợ, nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng XK như nông sản và thực phẩm chế biến; các sản phẩm hạt điều, cà phê; các loại gia vị như quế, hồi, thảo quả, đinh hương... còn nhiều dung lượng để phát triển thị trường. Để tăng kim ngạch XK hàng hóa nông sản Việt Nam sang Ấn Độ, các chuyên gia cho rằng, mấu chốt là cần nhanh chóng mở cửa thị trường. “Bộ Nông nghiệp hai nước cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục mở cửa đối với một số trái cây. Với Việt Nam, xem xét mở cửa cửa cho Ấn Độ các loại trái cây như: Quả Lựu, Nho. Với Ấn Độ, đề nghị mở cửa cho 4 trái cây của Việt Nam gồm: Vải, nhãn, bưởi, sầu riêng và chôm chôm….”, ông Phạm Sanh Châu kiến nghị.

Trong chuyến tháp tùng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với cơ quan chức năng, doanh nghiệp của Ấn Độ để mở đường cho hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ. Thứ trưởng cho rằng, hai nước cần nỗ lực để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đặt ra. Trong đó, Việt Nam có lợi thế và năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động