Khơi thông dòng chảy nông sản: Kỳ I- Điểm nghẽn chi phí

Chi phí logistics cao là nguyên nhân chính dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại các thị trường tiềm năng. Do đó, cần có giải pháp kịp thời giảm chi phí logistics nhằm đưa nông sản Việt vươn xa.

Khó cạnh tranh vì chi phí

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu (XK) quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch XK chung của cả nước. Tuy nhiên, XK nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó chi phí logistics là một trong những yếu tố khiến nông sản Việt khó phát huy được lợi thế cạnh tranh. Theo khảo sát, chi phí logistics của sản phẩm rau, quả chiếm tới 29,5%; sản phẩm gạo hiện có chi phí logistics cao nhất với 29,8% giá thành sản xuất…

1813-cat-lai
Cần thiết giảm chi phí logistics

Đưa ra câu chuyện thực tế của doanh nghiệp (DN), đại diện Công ty Cổ phần TMS Trading - cho biết, vào thời điểm chính vụ, một ngày công ty có thể xuất 300 container hàng nông sản. Tuy nhiên, hiện nay, giá dịch vụ logistics còn cao. Ví dụ, một container thanh long có giá bán 230 triệu đồng, nhưng trong dịp Tết, riêng chi phí vận tải từ khu vực miền Nam ra Lạng Sơn lên tới 130 triệu đồng/container, vậy mà vẫn xảy ra tình trạng thiếu xe.

“Mặc dù số lượng DN logistics ở Việt Nam không ngừng tăng lên và đã có gần 400 đơn vị logistics từng làm việc với TMS, thậm chí có những đơn vị đã ký kết hợp đồng bài bản, nhưng đến lúc cần xe thì không có… khiến hàng ùn ứ tại vùng nguyên liệu. Trong khi đó, hàng nông sản có “tuổi thọ” ngắn, chỉ 25 ngày là hỏng” - đại diện TMS Trading băn khoăn.

Cũng là DN kinh doanh và XK lớn mặt hàng nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group - cho hay, DN XK nông sản rất cần sự phối hợp và hỗ trợ từ các DN logistics. Tất cả quá trình từ việc thu mua, vận chuyển sơ chế, XK… đều có sự tham gia của nhiều DN logistics ở mỗi công đoạn, chiếm rất nhiều chi phí. Vì vậy, nếu không lựa chọn đối tác tốt sẽ khó có được giá thành tốt và đặc biệt khó đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa.

Ông Nguyễn Đình Tùng nêu dẫn chứng, nông sản Thái Lan vươn ra thị trường thế giới được là nhờ chi phí logistics rất cạnh tranh. Do đó, việc cải thiện khâu logistics là yêu cầu cấp thiết hiện nay để hàng hóa Việt Nam tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Lý giải nguyên nhân

Chia sẻ nguyên nhân khiến chi phí vận chuyển nội địa cao, ông Nguyễn Tương - Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) - cho rằng, hạn chế về cơ sở hạ tầng đường bộ, nhất là từ khu vực, vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ nội địa hoặc XK; đường ra-vào cảng thường xuyên bị tắc nghẽn, các tỉnh, thành phố, địa phương đưa ra các loại phí hạ tầng mới. Kết nối các phương tiện vận tải và loại hình vận tải trong nước còn yếu kém.

Bên cạnh đó, lượng container lạnh (mát) đủ tiêu chuẩn tốt để XK không đủ, gây tình trạng kẹt chờ lấy container rỗng, phát sinh chi phí sửa chữa, bảo quản hàng hóa; thiếu sự kết nối đồng bộ giữa chủ hàng và người cung cấp dịch vụ logistics, vận tải trong quá trình thuê vận chuyển; các loại phụ phí tại cảng biển do các hãng tàu container nước ngoài thu vào hàng hóa quá cao; chi phí BOT, phí bảo trì đường bộ (khoảng 30 - 35% giá thành vận chuyển đường bộ), giá xăng dầu còn ở mức cao...

Để giảm chi phí vận tải, logistics đối với hàng nông sản, ông Nguyễn Tương kiến nghị, cần nhanh chóng phát triển trung tâm dịch vụ logistics cho các vùng sản xuất và XK hàng hóa nông sản, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó tập trung nguồn hàng đầy đủ cho việc vận chuyển tiếp theo; cần cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà sản xuất, chủ hàng với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, logistics để tận dụng phương thức vận tải với giá cước hợp lý hơn.

Cùng với đó, cải thiện khâu bao bì, đóng gói, bảo quản hàng hóa sau thu hoạch và trong quá trình vận chuyển đường bộ. Hiện nay, tổn thất sau thu hoạch của hàng rau, quả là khoảng 40%, hàng thủy sản từ 25 - 30%; phát triển nền tảng số cho mặt hàng nông sản như: Công nghệ truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao giá trị nông sản, giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kết nối vận tải nhằm giảm vận tải rỗng, kết nối chủ hàng, người cung cấp vận tải, dịch vụ logistics, nhà xuất nhập khẩu và đặc biệt là với các nhà quản lý (hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành...).

Đồng thời, nhà nước cần giảm giá điện cho khâu sản xuất, vận chuyển hàng đông lạnh, rau, quả, qua đó góp phần giảm chi phí logistics cho hàng nông sản; ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; loại bớt trạm BOT hoặc miễn giảm phí BOT cho xe chở hàng nông sản tươi sống; tăng cường kết nối, hợp tác giữa các hiệp hội, ngành nghề trong nông nghiệp và vận tải, logistics, qua đó hỗ trợ hội viên và DN tham gia vào quá trình sản xuất tiêu thụ nông sản.

Ước tính chi phí logistics trong chuỗi giá trị nông nghiệp đang ở mức 20-25% tổng chi phí, là con số khá cao so với mức trung bình 10-15% các nước trong khu vực. Đây là điểm nghẽn cần sớm hóa giải để tăng sản lượng và giá trị XK của nông sản Việt Nam.

Kỳ II: "Đánh thức" đường sắt, hàng không

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động