Định hướng chủ trương, chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương |
Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc cho thấy, nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu ha rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha.
Trồng rừng góp phần giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu |
Diện tích rừng bị mất hàng năm đã làm gia tăng 6 tỉ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6 lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 (theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu).
Bởi vậy, mọi cam kết và hành động cụ thể nhằm khôi phục, bảo tồn rừng cũng chính là gieo mầm cho một tương lai bền vững vì lợi ích của con người và hành tinh.
Tại Việt Nam, hoạt động trồng cây gây rừng luôn được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, mưa lũ, sạt lở đất... tiếp tục gia tăng cả về cường độ và tần suất.
Chương trình trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm 2021-2025 được khởi động trên cả nước đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, có đóng góp không nhỏ của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của đề án là góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc và tăng độ che phủ của rừng.
Trong báo cáo “Forest 500” năm 2023 mới đây của Global Canopy đã đề cao tầm quan trọng của bảo vệ rừng đối với hành động thích ứng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đồng thời đánh giá về nỗ lực của 500 doanh nghiệp và định chế tài chính trên toàn cầu về góp phần chống nạn phá rừng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có đóng góp mạnh mẽ cho công tác bảo vệ rừng, có thể kể đến như Tập đoàn Nestlé xếp hạng Top 3 doanh nghiệp cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn ngừa các nguy cơ phá rừng.
Dự kiến trong năm nay, Nestlé sẽ cùng đối tác và người nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên triển khai trồng thí điểm các loại cây rừng và cây ăn quả ngay trên các nương rẫy cà phê theo mô hình nông lâm kết hợp/ trồng xen canh, hướng đến mục tiêu trồng khoảng 2,5 triệu cây trong giai đoạn năm 2023 - 2027. Khi được triển khai thành công và đạt được tổng số lượng cây trồng dự kiến, dự án không chỉ đem lại giá trị kinh tế cho người nông dân, mà còn góp phần hấp thu và lưu trữ khí CO2.
Bảo vệ rừng là một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các chính sách nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) của chính phủ các nước sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu nỗ lực bảo vệ rừng. Bảo vệ các khu rừng nhiệt đới - nơi cư trú của hầu hết các sinh vật hoang dã trên cạn không chỉ giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu mà còn góp phần giải quyết các khủng hoảng thiên nhiên.