Khoảnh khắc giành chính quyền về tay nhân dân qua bức ảnh lịch sử
Đó là vào sáng ngày 21/8/1945, hàng nghìn người dân thị xã Vinh kéo đến giành chính quyền ở tòa công sứ Vinh. |
Chiều thu tháng Tám, theo chân cán bộ văn hoá vào phía trong khu nhà |
Ngược thời gian trở về với không khí sôi sục của mùa Thu lịch sử cách đây hơn 77 năm, trên cơ sở tiếp thu nhận định tình hình của Thường vụ Trung ương Đảng và căn cứ vào thực tiễn phong trào cách mạng đang biến chuyển ở các địa phương, ngày 8/8/1945, Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) triệu tập Đại hội đại biểu để bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Sau Đại hội Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh, ở các địa phương, cán bộ và nhân dân càng khẩn trương chuẩn bị lực lượng đẩy mạnh phong trào hành động để kịp giành thắng lợi cuối cùng cho cách mạng khi thời cơ đến. Chớp thời cơ, ngay trong chiều 15/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Lệnh khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa liên tỉnh Nghệ - Tĩnh và truyền đơn của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh phát ra, làm dấy lên khí thế cách mạng sôi nổi, hào hùng khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Ngày 16/8/1945, nhân dân xã Thanh Thủy (nay là xã Nam Thanh - Nam Đàn) đã nhất tề đứng dậy đấu tranh. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở Nghệ An giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi ở xã Thanh Thủy đã mở đầu cho phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở các làng, xã khác trong tỉnh, như các làng Yên Dũng, Lộc Đa ở ngoại thành Vinh giành chính quyền vào ngày 17/8. Ngày 18/8, Quỳnh Lưu trở thành địa phương đầu tiên giành được chính quyền cấp huyện ở Nghệ An. Tiếp đó là các Hưng Nguyên (ngày 19/8), Diễn Châu (ngày 20/8)… |
Ngày đó, thị xã Vinh là nơi tập trung lực lượng của bộ máy chính quyền bù nhìn và là nơi chỉ huy của toàn bộ binh lính Nhật đóng trên địa bàn Nghệ An. Do vậy, sự thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở nông thôn cùng với sự phản ứng yếu ớt của chính quyền tay sai đã tạo thời cơ chín muồi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở đây. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi nhận được chỉ thị của Đại hội Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh, các đội tự vệ cảm tử, đội du kích, tuổi trẻ thành phố cũng đã lập xong đội Thanh niên xung phong. Tại các nhà máy ở thị xã Vinh đã thành lập các đội công nhân cứu quốc, tự vệ cảm tử. Anh chị em công nhân tự rèn, đúc vũ khí để trang bị cho mình… Rạng sáng ngày 21 tháng 8 năm 1945, hàng vạn nhân dân Vinh - Bến Thủy và ngoại thành, bao gồm các tầng lớp công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh, từ già tới trẻ với gậy gộc, giáo mác… đã giương cao cờ đỏ sao vàng rầm rộ biểu tình, tuần hành thị uy dọc các đường phố. |
Lúc bấy giờ, tình hình chính trị ở Vinh - Bến Thủy khá phức tạp, Ủy ban khởi nghĩa đã hướng dẫn các đội tự vệ công nhân, thanh niên xung phong, cùng một số lính bảo an đi theo cách mạng chia thành từng nhóm tiến đến chiếm các nhà máy, các công sở của chính quyền bù nhìn như: Dinh tỉnh trưởng, Sở mật thám, Nhà kho bạc, Ngân hàng... Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, bọn Nhật đã phải nhượng bộ. Các ủy viên Uỷ ban khởi nghĩa hướng dẫn các đội tự vệ vào chiếm các công sở và bao vây Dinh Tỉnh trưởng Nghệ An. Tỉnh trưởng Đặng Hướng đã phải đầu hàng vô điều kiện. Đúng 12 giờ trưa ngày 21 tháng 8 năm 1945, ông Lê Viết Lượng thay mặt Ủy ban Cách mạng lâm thời Nghệ An tuyên bố xóa bỏ bộ máy chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn thể nhân dân giúp đỡ chính quyền mới giữ gìn trật tự, an ninh trong thành phố, bảo vệ chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa tại thành phố Vinh kết thúc thắng lợi nhanh gọn trong ngày 21/8/1945 mà không hề có đổ máu. Khí thế đấu tranh của nhân dân thành phố đỏ đã cổ vũ, tiếp sức cho phong trào đấu tranh của các địa phương còn lại từ huyện đồng bằng và trung du cũng như vùng thượng du cũng lần lượt giành chính quyền từ ngày 18 đến ngày 26/8/1945. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 trong cả tỉnh Nghệ An rộng lớn đã giành thắng lợi chỉ trong vòng 9 ngày. |
Hồi ức đặc biệt về mùa thu lịch sử
Phóng viên Báo Công Thương có cơ hội được trò chuyện cùng cụ Hà Văn Tải (93 tuổi) - cán bộ lão thành cách mạng 70 năm tuổi Đảng, từng trải qua nhiều cương vị công tác, Nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy cho đến khi nghỉ hưu. |
Ngày 30/9/ 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ.CP xây dựng Vinh thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung Bộ. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân TP Vinh đang không ngừng vun đắp xây dựng thành phố quê hương Bác Hồ phát triển vững bền, giàu đẹp và văn minh. Thành phố Vinh, vùng địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhiệt huyết và tinh hoa xứ Nghệ, là chiến sĩ tiên phong của Xứ Nghệ trong chặng dài hơn 2 thế kỉ qua. Lịch sử trong những năm đầu thế kỉ XX còn ghi lại nơi đây một trong những đô thị công nghiệp lớn của cả nước dưới thời Pháp thuộc với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng ... Đây là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng với sự bùng nổ của cao trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Trên đất nước này ít có thành phố nào bị mất mát thiệt hại nặng nề qua 2 cuộc chiến như Vinh. Để góp phần cho kháng chiến chống Pháp thành công,Vinh đã thực hiện tiêu thổ, chấp nhận hi sinh. Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, thành phố gần như bị san phẳng dưới sức tàn phá của hàng vạn tấn bom đạn nhưng Vinh vẫn kiên cường ngời sáng với danh hiệu Thành phố Đỏ anh hùng. Từ tro tàn và gạch vụn, từ hoang tàn đổ nát, với tinh thần tự lực, tự cường, Thành phố đã hồi sinh mạnh mẽ. |
Nội dung: Hoàng Trinh |