Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Hướng tới sản xuất thông minh

Hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ hiện đại và phát triển sản xuất thông minh.
Hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Bám sát yêu cầu thực tiễn Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Động lực cho tăng trưởng

Nền tảng quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ, xác định khoa học và công nghệ phải là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương - Động lực tăng trưởng mới: Bài 2: Hướng tới sản xuất thông minh
Việc ứng dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển đổi số tiến tới sản xuất thông minh theo lộ trình chính là bước đi hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ có những tác động hết sức mạnh mẽ tới nền sản xuất của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, quá trình ứng dụng các công nghệ mới, chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu trong tình hình mới, trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương sẽ được triển khai tập trung theo hướng hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực theo các định hướng sau:

Một là, tiếp tục bám sát và thực hiện triệt để, quyết liệt và đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong các lĩnh vực của ngành Công Thương.

Hai là, tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phát triển bền vững, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, Bộ ngành trong công tác rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, định hướng và xây dựng nhiệm vụ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.

Ba là, xây dựng và quyết liệt triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Công Thương giai đoạn 2011- 2030 cũng như phát triển, hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Kiều Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã có sự vào cuộc nhanh chóng nhằm cụ thể hóa định hướng của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng các cơ hội mang lại từ cuộc cách mạng này.

Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch hành động của Bộ để thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận và tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là một trong các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bộ Công Thương trong giai đoạn vừa qua.

Trong giai đoạn đầu, Bộ Công Thương đã tập trung vào việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp hàng đầu của nước ngoài về lĩnh vực này; triển khai một số mô hình thí điểm về sản xuất thông minh trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương để từng bước triển khai, nhân rộng.

Bộ Công Thương cũng đã có hợp tác với Tập đoàn Siemens của Đức để thực hiện việc đánh giá mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp số, trên cơ sở đó, tư vấn doanh nghiệp xây dựng lộ trình để thực hiện chuyển đổi số.

Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong các doanh nghiệp

Hiện nay, thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030. Đề án đang được tổ chức lấy ý kiến của các Bộ ngành, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu để hoàn thiện và trình Thủ tướng trong năm nay.

Đề án này được xây dựng trên quan điểm lấy doanh nghiệp là trung tâm, tập trung giải quyết các thách thức cơ bản mà doanh nghiệp phải đối mặt khi ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và triển khai sản xuất thông minh, từ góc độ thể chế và quy định quản lý, phương pháp và công nghệ, từ vấn đề con người tới tài nguyên số và hạ tầng số, đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển hệ sinh thái phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh của doanh nghiệp.

Đề án gồm 5 nhóm nhiệm vụ chính, tập trung vào 02 nhóm vấn đề: Thứ nhất, thiết lập cơ chế, môi trường chính sách thuận lợi cho hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp; đồng thời, có các chính sách ưu đãi có tính đặc thù, đột phá thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp nói riêng. Hình thành liên minh công nghiệp - công nghệ số, công nghệ nền tảng dựa trên các doanh nghiệp, sản phẩm chuyển đổi số trong nước và các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Thứ hai, hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện cho các doanh nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực số, hình thành các nguồn tài nguyên và hạ tầng số dùng chung; đầu tư phát triển các nền tảng và công cụ, giải pháp công nghệ cho phép doanh nghiệp cá thể hóa giải pháp chuyển đổi số và triển khai một số dự án chuyển đổi số ở các nhóm ngành để lan tỏa kinh nghiệm, đặt nền móng hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo, dẫn dắt phong trào chuyển đổi số.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ. "Chúng tôi hy vọng, sau khi Đề án được phê duyệt, việc triển khai tổ chức các nhiệm vụ sẽ tạo cú hích quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, phản ứng linh hoạt trong điều kiện mới, có nhiều thay đổi và yếu tố bất định, từ đó duy trì sự phát triển bền vững" - bà Kiều Nguyễn Việt Hà cho hay.

Thực tế trong thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ mới cùng với quá trình chuyển đổi số đã được các doanh nghiệp ngành Công Thương quan tâm và đẩy mạnh hơn, nhằm giúp doanh nghiệp thiết lập được một hệ thống sản xuất, kinh doanh có tính linh hoạt và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Điển hình như, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2019, tập đoàn đã nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” thông qua hoạt động chuyển đổi số toàn diện tại đơn vị.

Công nghệ hiện đại đã "phủ sóng" trong mọi hoạt động. Chẳng hạn, ở lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, EVN triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm quản lý nguồn nhân lực HRMS, hệ thống văn phòng điện tử (E-Office)…

Ở lĩnh vực truyền tải, 80% trạm biến áp sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy tính, các thiết bị bảo vệ trong các trạm biến áp đều sử dụng rơle số. Đối với lĩnh vực phát điện, triển khai hệ thống DCS điều khiển phân tán trong nhà máy điện, hệ thống EVNHES, phần mềm quản lý nguồn điện…

Một minh chứng khác về doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho khoa học và công nghệ, chuyển đổi số đó là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn hiện có hệ thống 24 nhà máy sản xuất với công nghệ thiết bị hiện đại, tự động, đồng bộ hóa và đạt chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001, HACCP/ ISO 22000 và ISO 14001…

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Lô xe Omoda C5 đầu tiên hoàn tất thủ tục thông quan tại cảng Hải Phòng vào sáng nay và chính thức chuyển giao cho nhà phân phối Omoda & Jaecoo Việt Nam.
Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang thực hiện giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp.
ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) vào top 10 thế giới ở hạng mục nhận diện khuôn mặt Mugshot Webcam
Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars đã chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 sau khi hoàn thiện dải sản phẩm Plug-in Hybrid.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Kể từ sản phẩm đầu tiên mang mã hiệu 450AT+ ra đời năm 1984, công nghệ APC UPS liên tục được đổi mới sáng tạo.
VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 “độ” màu sắc, trang trí bắt mắt đã được lan tỏa rất mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội, tạo nên một cộng đồng người dùng sôi nổi.
MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) hợp tác cùng Backbase với sự hỗ trợ triển khai từ SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác.
Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tăng tốc, nhân tài sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt chính cho các công ty. Hiện đang thiếu nhân tài ở lĩnh vực này.
Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nếu các công cụ trí tuệ nhân tạo (Al) được ứng dụng rộng rãi, lợi ích kinh tế từ Al ước tính lên tới 79,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2030.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Trong tháng 10/2024, Toyota bán ra thị trường 8.736 xe, đạt kỷ lục doanh số kể từ đầu năm 2024 đến nay và gia tăng khoảng cách với các đối thủ xếp sau.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới vào năm 2043, đồng thời, lưu lượng hành khách sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,8%.
Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Ra mắt thị trường Việt hồi tháng 9/2023 bằng hình thức nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, Toyota Yaris Cross ghi dấu ấn với khách hàng bằng thiết kế hiện đại.
Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu đang được ưu đãi để thu hút khách hàng, kích cầu thị trường dịp mua sắm cuối năm.
Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế.
Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

Về doanh số thị trường ô tô tháng 10 vừa qua, Mitsubishi Xpander vẫn là chiếc xe bán chạy nhất; trong khi Honda Accord bán chậm nhất chỉ với 4 chiếc bán ra.
VinFast sẽ được

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Công ty VinFast nhận hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá.
Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Cục Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) tiến hành điều tra 1,4 triệu ô tô Honda do lỗi liên quan đến động cơ xe.
Đầu máy cũ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Việc cải tạo động cơ cho đầu máy D13E nhận được nhiều đánh giá tích cực nhờ những cải tiến đáng kể trong vận hành và tiết kiệm chi phí cho ngành đường sắt.
Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm. Triển lãm ô tô Việt Nam vào cuối tháng 10 khiến doanh số tiêu thụ ô tô của các hãng tăng trưởng.
Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Sau 10 tháng năm 2024, Toyota và Hyundai tiếp tục là hai thương hiệu bán chạy tại thị trường ô tô Việt Nam.
Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Cuộc vui trọn ven, về nhà an toàn vì ai đó cần bạn, chiến dịch được AB InBev phối hợp với tập đoàn Begroup và Xanh SM phát động.
Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Tình huống siêu xe Porsche cháy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng là bài học cho nhiều tài xế điều khiển phương tiện trên cao tốc khi đạt tốc độ cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động