Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Được giao chỉ tiêu đến năm 2030 có hàng chục nghìn nhà ở xã hội, nhưng đến nay một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn ''trắng'' nhà ở xã hội.
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về nhà ở xã hội Quảng Nam: Dự án nhà ở xã hội vẫn “giậm chân tại chỗ” Đà Nẵng: Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn

“Trắng” nhà ở xã hội

Tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu nhà ở xã hội các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025 - 2030 là 995.445 căn hộ.

Trong đó, đối với các địa phương miền Trung, mỗi địa phương cần hoàn thành hàng chục nghìn nhà ở xã hội cho công nhân, lao động, người có thu nhập thấp.

Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi chưa có dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp hoàn thành
Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi chưa có dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, người có thu nhập thấp nào hoàn thành

Cụ thể, đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam phải hoàn thành 19.600 nhà ở xã hội. Cụ thể, năm 2025, tỉnh phải hoàn thành gần 1.200 căn, giai đoạn 2026 – 2030 mỗi năm phải hoàn thành hơn 3.000 – 4.000 căn nhà ở xã hội. Còn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 phải hoàn thành 6.300 căn nhà ở xã hội.

Nhưng đến nay, cả tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi đều chưa có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện có khoảng hơn 50.000 lao động các địa phương khác đến làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp trên địa bàn (như Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp Tịnh Phong…). Mặc dù nhu cầu về nhà ở cho đối tượng là công nhân, người lao động rất lớn, tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành.

Tương tự, tại tỉnh Quảng Nam hiện có 14 khu công nghiệp đang hoạt động với hàng trăm nghìn công nhân, người lao động, trong đó, có nhiều lao động ngoại tỉnh. Nhưng đến nay, ngoại trừ 200 căn nhà ở công nhân của Công ty Panko Tam Thăng (không được tính là dự án nhà ở xã hội) hoàn thiện thì vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp nào hoàn thành.

Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp STO tại Quảng Nam treo từ năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn thành
Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp STO tại Quảng Nam treo từ năm 2010 đến nay vẫn chưa hoàn thành

Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà xây dựng nhà ở xã hội?

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 3 dự án nhà ở thu nhập thấp dành cho công nhân, người lao động đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa hoàn thành, kéo dài nhiều năm. Theo ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp gặp khó do vướng quy trình thủ tục đất đai; nhà đầu tư chưa "mặn mà" với các dự án nhà ở xã hội do vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm, lợi thuận thấp mà thủ tục nhiều. Bên cạnh đó, điều kiện thu nhập của công nhân lao động hiện nay vẫn chưa đủ để sở hữu các dự án nhà ở xã hội.

Thông tin tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 9 (gồm 5 địa phương từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Quảng Ngãi) do Ngân hàng Nhà nước tổ chức tại TP. Đà Nẵng mới đây, ông Lê Anh Xuân – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 - cho biết, trên địa bàn khu vực, có 4 dự án nhà ở xã hội được hỗ trợ vay vốn Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ (Chương trình tín dụng 145.000 tỷ đồng của 9 ngân hàng thương mại). Tất cả 4 dự án này đều ở TP. Đà Nẵng.

Trong đó, đến tháng 1/2025, ngân hàng thương mại đã giải ngân cho chủ đầu tư và người mua nhà tại 1 dự án với tổng doanh số giải ngân đạt 285,3 tỷ đồng (giải ngân cho chủ đầu tư 270 tỷ đồng, cho người mua nhà 15,3 tỷ đồng) tại dự án Bàu Tràm Lakeside.

Theo ông Lê Anh Xuân, việc giải ngân chương trình tín dụng về nhà ở xã hội còn thấp là do nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, một số dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa hoàn thiện chủ trương đầu tư,...; khả năng trả nợ của khách hàng vay chưa cao, các khách hàng ưu tiên nhu cầu trang trải cuộc sống hơn là dành nguồn lực cho mua nhà; đa số người dân có thu nhập thấp hoặc công việc trong các khu công nghiệp không có nhu cầu ở dài hạn nên không có nhu cầu nhà ở xã hội, chỉ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội.

Ngoài nỗ lực của địa phương, cần thiết có sự đồng hành của các ngân hàng thông qua các gói tín dụng lãi suất thấp để thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Ngoài nỗ lực của địa phương, cần thiết có sự đồng hành của các ngân hàng thông qua các gói tín dụng lãi suất thấp để thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. (Trong ảnh: Dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm, TP. Đà Nẵng)

Đề xuất có chương trình tín dụng lãi suất thấp, ổn định để thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Để gỡ khó và thu hút đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, cuối năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn đến năm 2030. Trong đó, dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 416 tỷ đồng cho các nhà đầu tư trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (hỗ trợ 100%). Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ 100% phí, lệ phí thực hiện thủ tục đầu tư; 50% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đang dự kiến hỗ trợ tối đa mỗi dự án xây dựng nhà ở xã hội 10 tỷ đồng và 100% chi phí giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ từ phía các địa phương, doanh nghiệp cũng kiến nghị về vấn đề lãi suất cho vay khi đầu tư dự án bất động sản nhà ở xã hội.

Ông Trần Quốc Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam - cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội (không kèm nhà ở thương mại) chỉ lãi khoảng 10%. Nhưng riêng lãi suất vay của ngân hàng thương mại đã hơn 8%, thấp hơn là Ngân hàng Chính sách 5 - 6% kèm điều kiện cho vay khắt khe, trong khi đó, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều biến động về giá thành vật liệu xây dựng và chi phí nhân công thực tế tăng cao, tổng các yếu tố này lại thì đầu tư nhà ở xã hội không có lời. “Đề nghị gói cho vay nhà ở xã hội thì chỉ nên để lãi suất ưu đãi 4,5 - 5% mới có cơ sở thực tế để nhà đầu tư vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”, ông Trần Quốc Bảo đề xuất.

Tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới đây về dự án nhà ở xã hội công đoàn tại huyện Sơn Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền nhấn mạnh, đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định đời sống cho nhiều công nhân, người lao động, vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ thuận lợi nhất để dự án sớm triển khai và hoàn thành.

Nhiều địa phương tại miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi hiện chưa có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành.

Để hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2030 có hàng chục nghìn nhà ở xã hội, các địa phương đang nỗ lực có các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng, cần có chính sách ưu đãi lãi suất hoặc lãi suất ổn định để nhà đầu tư vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá đất

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Thông tin dự kiến sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang không chỉ tạo nên siêu tỉnh công nghiệp mà bất động sản còn có sức hút nhờ hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quý I/2025 tiếp tục xu hướng trầm lắng với nguồn cung sụt giảm, tỷ lệ hấp thụ thấp và giá gần như đi ngang.
Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Cửa Lò hướng thành trung tâm du lịch Bắc Trung Bộ, những bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại ngày càng hút khách trong nước và quốc tế.
Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Việc xây dựng sân bay Gia Bình cùng hệ thống hạ tầng kết nối Hà Nội đang mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản khu Đông Bắc Thủ đô.
Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Giá nhà thấp tầng sơ cấp tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng ven như Đông Anh, Đan Phượng nơi hội tụ các đại đô thị và hạ tầng đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Hiện nay, hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị Lideco (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) xây dựng dở dang, bỏ hoang gây lãng phí.
Dự án nghìn tỷ

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Dự án Usilk City được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn 'án binh bất động' ngay giữa Hà Nội.
Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng và xu hướng dịch chuyển dòng tiền, thị trường bất động sản Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế tại miền Bắc.
Lộ diện khu vực

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Khi giá đất nội đô liên tục lập đỉnh, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven đang hình thành rõ nét, Văn Giang nổi lên như một “tâm điểm” mới nhờ mức giá hợp lý.
Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?
Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Khi TOD trở thành chuẩn mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững
Bất động sản ven Hà Nội:

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Thị trường bất động sản ven Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ngay từ những tháng đầu năm 2025, với hàng loạt dự án quy mô lớn được ra mắt.
Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Mobile VerionPhiên bản di động