Khi giá gạo Việt trên đỉnh thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay có thể đạt kỷ lục hơn 7 triệu tấn, thu về khoảng 3,5 tỉ USD.
Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao trong hai tháng rưỡi qua Ấn Độ áp thuế 20% với xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam sẽ tăng lên

Những ngày cuối tháng 11 vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (VN) tiếp tục tăng, giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua Thái Lan. Đơn cử, theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 438 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 418 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn.

Với mức giá như trên, hiện giá gạo VN nhỉnh hơn gạo Thái Lan cùng loại khoảng 20 USD/tấn.

Khi giá gạo Việt trên đỉnh thế giới ảnh 1
Gạo Việt Nam được người tiêu dùng chọn mua tại một siêu thị ở Pháp. Ảnh: QH

Nhiều thị trường lựa chọn gạo Việt

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, phân tích: VN đang phát triển nhiều giống lúa mới, nâng cao quy trình sản xuất, lượng gạo tươi mới cao hơn gạo Thái Lan cùng chủng loại nên được nhiều thị trường lựa chọn. Bản thân công ty của ông cũng đã ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu cho đầu năm sau sang châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc hay Singapore.

“Giá xuất khẩu các hợp đồng mới đều khá cao, thậm chí còn cao hơn mức giá trung bình xuất khẩu thực tế của VN. Như gạo 5% tấm xuất sang Hàn Quốc với giá 467 USD/tấn trong khi giá được VFA thông báo chỉ 438 USD/tấn. Giá tấm xuất khẩu sang Singapore cũng cao hơn giá xuất khẩu trung bình của loại gạo 5% tấm khoảng 20 USD” - ông Bình chia sẻ.

Không chỉ gạo trắng, các loại gạo thơm, gạo Japonica… cũng nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu với giá tốt. Ông Phan Văn Có, Giám đốc marketing Công ty TNHH Vrice, thông tin giá gạo thơm xuất khẩu cho khách Trung Đông, châu Âu… lên tới 600 USD/tấn, riêng loại gạo Japonica giá cao hơn khoảng 700 USD/tấn.

Theo lý giải của ông Có, gạo VN đang có “thiên thời, địa lợi” khi nguồn cung lương thực thế giới sụt giảm do các yếu tố như xung đột chính trị, lạm phát, dịch COVID-19, biến đổi khí hậu… Mặt khác, Trung Quốc là nước xuất khẩu gạo rất nhiều trong những năm trước nhưng ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nước này hạn chế xuất khẩu. Ngoài ra, năm nay Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và hạn chế gạo trắng 5% tấm.

“Dự báo giá gạo VN những tháng đầu năm 2023 sẽ tiếp tục giữ mức cao, thậm chí có thể tiếp tục tăng” - ông Có nhận định.

Nếu các nhà xuất khẩu gạo Việt đồng lòng, tự ý thức giữ chữ tín thì gạo xuất khẩu của VN còn bán được giá hơn mức hiện nay.

Bỏ cạnh tranh kiểu “ta tự hại ta”

Gạo Việt gần đây chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Thế nhưng các chuyên gia cảnh báo giá trị và thương hiệu gạo Việt vẫn chưa phát triển tương xứng, chưa kể vẫn còn tình trạng cạnh tranh kiểu “ta tự hại ta”.

Ông Phan Văn Có, Giám đốc marketing Công ty TNHH Vrice, chỉ ra rằng sự thiếu đoàn kết, đồng lòng của các công ty trong nước mà rõ nhất là tình trạng tranh mua, tranh bán dẫn đến mất uy tín chung của gạo VN.

“Một số đơn vị cung cấp gạo cho công ty tôi khi thấy giá thị trường cao thì họ chậm giao hàng, thậm chí ngắt liên lạc để bán cho đơn vị mới. Bên cạnh đó, một số công ty xuất khẩu gạo kiểu ăn xổi, hạ giá, trộn gạo để tranh bán khiến giá xuất khẩu bị kéo xuống. Nếu các nhà xuất khẩu gạo Việt đồng lòng, tự ý thức giữ chữ tín thì gạo xuất khẩu của VN còn bán được giá hơn” - ông Có nói.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cũng nhận định khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, các nhà xuất khẩu gạo Việt được nhiều lợi ích, có cơ hội lớn cạnh tranh sòng phẳng và tăng tốc so với Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Tuy nhiên, do văn hóa thương mại không tốt, biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu sang thị trường nào là tìm cách hạ giá thành sản phẩm để giành khách hàng lẫn nhau. Điều này khiến gạo Việt dù có thể bán với giá 2.000 USD/tấn nhưng thực tế có khi chỉ bán được trên dưới 1.000 USD/tấn.

“Gạo sạch của chúng tôi đang bán cho người tiêu dùng tại VN nhiều năm nay đa số với giá 25.000-30.000 đồng/kg, tương đương trên 1.000 USD/tấn. Như vậy, giá bán vào châu Âu phải 1.500-2.000 USD/tấn mới đúng với giá trị thật. Nghĩa là nếu các nhà xuất khẩu Việt đoàn kết thì giá gạo Việt bán sang châu Âu có thể cao hơn” - ông Bình nhấn mạnh.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An còn nhận xét rằng sản xuất lúa gạo nước ta vẫn thiếu người cầm trịch, rất ít chuỗi liên kết nên giá trị thu được không cao. Trong khi có chuỗi liên kết thì sản xuất lúa mới có thể triển khai công nghệ, giảm chi phí tối đa, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tăng giá trị xuất khẩu gạo.

“Tuy nhiên, để phát triển các cánh đồng lớn hàng trăm ngàn hecta thì doanh nghiệp cần vốn để hỗ trợ các chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo, tạo được thương hiệu trên thị trường quốc tế” - ông Bình nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN, cho biết hiện nay chuỗi liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp còn thiếu, yếu. Nông dân sử dụng lượng giống rất lớn khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần, phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học. Tỉ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái và phá vỡ hợp đồng tiêu thụ còn cao. Ngoài ra, dù xuất khẩu nhiều nhưng vẫn chưa có nhiều thương hiệu gạo VN trên thị trường quốc tế.

Trước thực tế trên, theo ông Nam, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo Việt xuất khẩu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo VN. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo VN ở các thị trường trọng điểm.•

Xuất khẩu gạo sang Mỹ, châu Âu tăng mạnh hơn 80%

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho hay lượng gạo xuất khẩu của VN trong tháng 10-2022 đạt hơn 713.500 tấn, trị giá trên 341 triệu USD. Con số này tăng 22% về lượng và tăng 24% về trị giá so với tháng trước đó. Như vậy, tháng 10 vừa qua đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo.

Tính chung 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của VN đạt hơn 6 triệu tấn, trị giá trên 2,9 triệu USD. Con số này tăng 17% về lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường, trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt hơn 2,7 triệu tấn, chiếm tỉ lệ 45%, trị giá trên 1,2 tỉ USD. Xuất khẩu sang các thị trường khó tính cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Đặc biệt, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ tăng 85%, sang thị trường EU tăng 82%.

Dự báo hai tháng còn lại của năm, tối thiểu mỗi tháng VN sẽ xuất đi 600.000 tấn gạo. Như vậy, năm nay VN sẽ xuất khẩu 7,2-7,3 triệu tấn gạo, trị giá 3,3-3,5 tỉ USD.

plo.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động