Khi ‘chiến thần’ livestream ‘sảy một ly’ và câu chuyện giữ gìn thương hiệu cho hàng Việt

Từ khi livestream ngày càng trở nên quen thuộc như một hình thức bán hàng và quảng bá cho sản phẩm thì cũng xuất hiện một khái niệm mới, đó là ‘chiến thần’.
Khi người nổi tiếng, “hot girl” livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội thổi bay giá trị, nhân cách “Bùng nổ” ngành công nghiệp livestream bán hàng: Doanh nghiệp có dễ tiếp cận?

Cháy hàng trong vài phút mở bán, lợi nhuận "khủng", không ít TikToker nổi tiếng sở hữu hàng triệu người theo dõi đã hợp tác với các nhãn hàng để livestream bán hàng. Đã có nhiều phiên livestream đạt doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Và những KOL (người có sức ảnh hưởng) được ưu ái gọi là “chiến thần”. Tuy nhiên, có không ít lần, các KOL “sảy 1 ly, đi 1 dặm”.

Khi ‘chiến thần’ livestream ‘sảy một ly’ và câu chuyện giữ gìn thương hiệu cho hàng Việt
Livestream bán hàng không chỉ mang lại doanh thu mà còn góp phần quảng bá thương hiệu (Ảnh minh hoạ)

Tháng 4/2023, TikToker Võ Hà Linh hợp tác với Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh để livestream bán dầu gội và dầu xả Nguyên Xuân trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Đáng chú ý, cô tuyên bố triển khai chương trình quảng bá sản phẩm với giá sốc là 11.000 đồng và 18.000 đồng.

Không ngoài dự đoán, với ảnh hưởng từ tên tuổi của Võ Hà Linh, cộng với giá bán rẻ ngoài sức tưởng tượng, phiên livestream đã đạt lượng xem kỷ lục khi có lúc vượt 300.000 người. Các sản phẩm liên tục cháy hàng.

Nguyên Xuân là sản phẩm dầu gội dược liệu được nhiều người đánh giá có chất lượng tốt, nhưng rất ít được biết đến, và chủ yếu được phân phối trong các hiệu thuốc. Nhưng sau sự việc, sản phẩm được nhắc tên ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, thay vì được nhắc đến với những điều tích cực, chiến dịch trên đã nhận về nhiều ý kiến phản đối dữ dội của các đại lý, nhà thuốc. Họ cho rằng hãng bán phá giá, gây khó cho các kênh bán truyền thống. Đã có những nhà thuốc kêu gọi nhau tẩy chay không chỉ nhãn hàng trên, mà còn cả những sản phẩm khác của Hoa Linh.

Bên cạnh đó, một số người tiêu dùng cũng có cái nhìn thiếu thiện cảm khi hiểu lầm đại lý, nhà thuốc ăn chênh lệch quá "dày". Trước làn sóng phản ứng dữ dội, cả Võ Hà Linh và phía nhãn hàng đều lập tức đăng bài thanh minh rằng đây là "deal độc quyền" của nữ TikToker và sản phẩm được bán dưới dạng combo, số lượng có hạn.

Cụ thể, theo dõi toàn bộ livestream, người xem và mua hàng sẽ hiểu rằng đây là chương trình săn sale điển hình, mua combo (tuýp kem đánh răng + dầu xả) được deal dầu gội 18 nghìn và 11 nghìn đồng với số lượng có hạn. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiểu lầm do Hà Linh liên tục nhấn mạnh: “Mình nhấn mạnh là chưa từng có với nhãn hàng Nguyên Xuân nha, xanh 18 “cành”, nâu chỉ 11 “cành” thôi”. Đây được cho là lý do các nhà thuốc phản đối khi thời điểm đó, các sản phẩm được bán tại nhà thuốc với giá cao hơn rất nhiều: Dầu gội Nguyên Xuân xanh giá 76.000 đồng, sản phẩm Dầu gội Nguyên Xuân nâu giá 71.000 đồng.

Mới đây nhất, phiên livestream trên TikTok tối 7/7 của TikToker Hằng Du Mục nhận nhiều phản ứng trên mạng xã hội vì những phát ngôn được cho là "kém duyên" của nhà vườn sầu riêng tham gia bán hàng.

Cụ thể, trưa 7/7, trong phiên Mega live trên TikTok của Hằng Du Mục, 12 tấn sầu riêng đã được “chiến thần livestream” này cùng cộng sự là Quang Linh Vlogs bán hết sạch trong chưa đầy 5 phút. Giá bán của mặt hàng là combo 5 kg sầu riêng Ri 6 có giá 715.000 đồng (giá gốc 950.000 đồng), combo 2 kg sầu riêng Musang king có giá 529.000 đồng (giá gốc 745.000 đồng). Cô cũng được ưu ái gọi là “chiến thần nông sản” sau phiên livestream này.

Tuy nhiên, ồn ào đã xảy ra ngay sau đó khi hàng loạt người mua hàng đã kêu gọi huỷ đơn khi đại diện livestream của một nhãn hàng sầu riêng tỏ thái độ kém duyên với Quang Linh Vlogs trong phiên livestream.

Theo đó, trong phiên livestream này, TikToker Nguyễn Thái Huyền (O Huyền Sầu Riêng) đã một số lần chê Quang Linh Vlogs ăn sầu riêng quá nhiều và nói không mời anh tham gia lễ hội sầu riêng vào tháng 8. Dân mạng nhận xét gương mặt người này tỏ ra nghiêm túc, không hề đùa cợt kèm theo những câu nói khiến Quang Linh Vlogs tỏ ra khá ngại ngùng và bối rối.

Sau đó, một số người đã bức xúc đăng tải video kêu gọi hủy đơn hàng vì cho rằng nữ đại diện này không tôn trọng Quang Linh Vlogs. Kèm theo đó, nhiều người còn đánh giá 1 sao vào kênh TikTok của nhãn hàng.

Cả TikToker O Huyền Sầu Riêng và phía doanh nghiệp bán hàng sau đó đã lên tiếng xin lỗi. Mặc dù vậy, làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng vẫn chưa dừng lại, họ cho rằng lời xin lỗi của nữ Tiktoker O Huyền Sầu Riêng không chân thành và quá chậm trễ. Cả Tiktoker O Huyền Sầu Riêng và FoodMap - doanh nghiệp phân phối sầu riêng đã “nổi rần rần” trên mạng xã hội theo cách không ai mong muốn.

Phải nói rằng, mảnh đất livestream đang đầy tiềm năng, hứa hẹn với không chỉ doanh số bán hàng “khủng” mà đây còn là cách quảng bá cho thương hiệu sản phẩm một cách tự nhiên, không quá tốn kém. Việc sử dụng các KOL với lượt tương tác “khủng” trên mạng xã hội sẽ giúp sản phẩm tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, đã gọi là phát trực tiếp, thì nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm phát sinh. Một sự cố khi test sản phẩm, một lời giới thiệu sai sót của người livestream hay một bình luận tiêu cực ngay trên sóng trực tiếp… tất cả đều trở nên khó kiểm soát hơn trên sóng trực tiếp.

Xây dựng thương hiệu là một hành trình dài, tốn kém và gian nan. Do đó, chỉ một lỗi sai nhỏ, cũng có thể ảnh hưởng đến công sức của nhiều người, ảnh hưởng đến hình ảnh và giá trị thương hiệu của sản phẩm.

Mạng xã hội cũng giống như "con dao 2 lưỡi", một mặt giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhưng mặt khác cũng là nơi khiến những "vết dầu loang" của doanh nghiệp bị lan tỏa nhanh chóng. Vì vậy, sử dụng các phương pháp truyền thông, PR, marketing trên mạng xã hội cần chuẩn bị những phương án xử lý truyền thông hiệu quả.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ kinh nghiệm một phiên livestream hiệu quả là vừa mô tả đặc điểm nổi bật của sản phẩm, vừa chia sẻ quy trình để tạo ra sản phẩm đó. Đồng thời, bà còn kể cho người xem những câu chuyện truyền cảm hứng về chặng đường khởi nghiệp của các doanh nông, khiến người xem đồng cảm và có thêm lòng tin vào sản phẩm.

Bà Hạnh cũng không quên nhấn mạnh rằng người mua rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhận được sau buổi livestream. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đảm bảo về chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm thì mới giữ chân được khách hàng. Đây cũng là yếu tố cốt lõi của quảng bá và gìn giữ thương hiệu sản phẩm.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề xuất, cần tăng cường trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu,...
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động