Khe Tà Vạt hồi sinh và những người giữ rừng đặc biệt

Từng có thời, họ sống bám vào rừng để mưu sinh. Giờ, họ đang từng ngày từng giờ bảo vệ rừng, bảo vệ những mầm xanh trỗi dậy. Với họ, như đang trả nợ cho rừng.
Đà Nẵng: Đồng bào Cơ tu quản lý rừng, bảo vệ rừng và làm giàu từ rừng Quảng Nam: Trồng 10.000 cây lim xanh tại rừng phòng hộ Phú Ninh Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Hoa nở nơi bãi vàng

Khoảng hơn chục năm về trước, khi nhắc đến Khe Tà Vạt, Thạnh Mỹ 1, Thạnh Mỹ 2 (xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam)... là nói về một “Tam giác vàng” thu nhỏ giữa lõi sông Thanh. Hàng trăm người lũ lượt kéo về đây để tìm cho mình giấc mơ đổi đời từ vàng.

Để đảm bảo siết chặt công tác bảo vệ rừng, những tổ bảo vệ rừng được dựng lên một cách vững chải (trong ảnh: Chốt bảo vệ rừng Dốc Mây)
Để đảm bảo siết chặt công tác bảo vệ rừng, những tổ bảo vệ rừng được dựng lên một cách vững chãi. Trong ảnh: Chốt bảo vệ rừng Dốc Mây

Với địa hình đồi núi phức tạp, vùng lõi sông Thanh trở thành lãnh địa lý tưởng cho phu vàng hoạt động, đây là những đối tượng manh động, liều lĩnh vì đa số là tội phạm trốn truy nã, có cả tội giết người tìm đến đây. Khi bị vây bắt, nhiều đối tượng còn liều lĩnh chống lại lực lượng chức năng. Cũng từ đó, những cuộc thanh trừng tranh giành địa bàn, mại dâm, ma túy liên tục xảy ra khiến cho ai nấy đều phải khiếp sợ.

Các chủ mỏ vàng lậu nơi đây sẵn sàng thuê người cảnh giới để quan sát hành động của lực lượng truy quét. Cứ mỗi lần lực lượng chức năng hành quân thì bọn chúng chôn giấu máy móc làm vàng và trốn vào núi sâu. Kết thúc đợt truy quét, đội tuần tra còn chưa ra khỏi bìa rừng, thì nhóm làm vàng quay trở lại đào những chiếc máy Đông Phong (loại máy nổ cỡ nhỏ, dùng để xay, tuyển quặng vàng) từ dưới đống bùn đất để làm tiếp. Cứ thế, nhùng nhằng ngót nghét hơn 40 năm.

Để chấm dứt vấn nạn nhức nhối trên, năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã quyết định dùng thuốc nổ để đánh sập các hầm vàng trong vùng lõi Vườn quốc gia sông Thanh. Sau khi được Bộ Quốc phòng chấp thuận chủ trương, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đóng quân trên địa bàn phối hợp lập kế hoạch, định vị các hầm, đẩy đuổi các đối tượng và vận chuyển 6,2 tấn thuốc nổ đặt vào những hầm lò này.

Ông Đinh Văn Hồng - Giám đốc Vườn quốc gia Sông Thanh cho biết, ngay sau khi tỉnh có chủ trương về đánh sập các hầm vàng, đơn vị đã cử cán bộ kiểm lâm truy quét, đẩy đuổi những đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi khu vực. Đồng thời cắt cử 4 tổ bảo vệ rừng chuyên trách chốt chặn 24/24h tại các bãi vàng trái phép như khe Tà Vạt, bãi Thạnh Mỹ 1, Thạnh Mỹ 2. Mặc dù trong điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn, song toàn bộ lực lượng được phân công chốt chặn đều bám trụ và xử lý nghiêm những trường hợp cố tình quay lại khai thác khoáng sản trái phép.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu khi đi kiểm tra tình hình tại đây đã biểu dương tinh thần hết lòng vì công việc của lực lượng giữ rừng chuyên trách. “Việc thực hiện phương châm “bám núi - giữ rừng” của kiểm lâm viên, các tổ, đội bảo vệ rừng chuyên trách, không chỉ góp phần giữ màu xanh cho những cánh rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mà còn tạo niềm tin cho người dân trong cuộc chiến giữ rừng”, ông Bửu nói.

Những gốc cây lớn được đánh dấu và bảo vệ nghiêm ngặt
Những gốc cây lớn được đánh dấu và bảo vệ nghiêm ngặt

Cũng từ đó, những bước chân không mỏi ngày ngày vẫn tuần tra trong những cánh rừng già. “Từ những bãi đá, quặng của bãi vàng giờ đây đã mọc lên những mầm xanh ngắt. Rừng bắt đầu tái sinh trên những bãi vàng. Đó là điều mà chúng tôi tâm đắc nhất, và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của anh em đang ngày ngày giữ rừng”, anh Hoàng Ngọc Hùng, Tổ trường tổ bảo vệ rừng khe Tà Vạt cười nói.

Để đến được khe Tà Vạt, chúng tôi đi thuyền dọc theo sông Thanh chừng 1 tiếng đồng hồ, từ đó lội bộ men theo bờ suối chừng hơn 2 tiếng nữa thì tới nơi đóng chân của tổ bảo vệ rừng. Cái lán dừng chân nằm bên bờ khe Vinh (xã Đắc Pring, huyện Nam Giang) được dựng lên bằng những tấm ván cũ, phủ lên bằng mái cọ làm nơi trú chân sau mỗi phiên trực của các cán bộ nơi này. “Tổng cộng có 21 chốt, mỗi chốt có 10 người. Hằng ngày, sẽ chia ra 3 tốp tuần tra khoảng chừng 2.000 ha của tiểu khu 337, 338, một người ở lại phụ trách nấu nướng”, anh Hùng cho biết thêm.

Phiên trực bắt đầu từ 7 giờ, đến 17 giờ quay về lán trại để nghỉ ngơi. Bữa trưa, họ ăn giữa rừng. Thường thì gói mì tôm sống, “sang” hơn có thể là phong lương khô hay đùm cơm nắm. Mỗi tuần sẽ có hai người mới lên thay, cứ thế xoay vòng. Ban Quản lý Vườn quốc gia sông Thanh có 240 cán bộ, thì đã có 210 người chỉ ăn lán, ngủ rừng, còn lại 30 người ở dưới văn phòng để lo chuyện hậu cần.

“Ngay cả những ngày Tết chúng tôi cũng chia ca ra để trực xuyên suốt, không thể lơi là. Bởi “vàng tặc” không hề có khai niệm nghỉ ngơi. Chỉ cần mình buông lỏng cảnh giác thì lập tức phải trả giá. Vậy nên, giờ các anh nhìn vào bãi vàng cũ có thấy những cây xanh đã vượt quá đầu người chưa? Khe suối Vinh chưa bao giờ bị đục vì xyanua hay vì xay quặng mà vẩn đục”, ông Đinh Văn Hồng chia sẻ.

Bất kể gió mưa, nắng rát hay lễ Tết, các cán bộ bảo vệ rừng vẫn thường xuyên tuần tra, giám sát những cánh rừng già
Bất kể gió mưa, nắng rát hay lễ Tết, các cán bộ bảo vệ rừng vẫn thường xuyên tuần tra, giám sát những cánh rừng già

Trả nợ cho rừng

Theo ông Đinh Văn Hồng, việc giữ rừng phải bắt đầu từ gốc, nghĩa là phải giải quyết được vấn đề gốc rễ thì mới có thể giữ rừng một cách an toàn. “Lâu nay, người dân bản địa sống chủ yếu dựa vào rừng. Săn bắn thú là một trong những sinh kế lâu nay đã ăn vào máu của họ. Rồi một ngày, mình lên gỡ bẫy, cấm họ săn bắt thì động chạm trực tiếp vào nồi cơm của họ, bảo sao họ không phản ứng? Vậy nên, muốn giải quyết được vấn đề này thì phải giúp họ thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn đó”, ông Hồng nói.

Cách mà ông Hồng áp dụng, là dùng những người con của địa phương để tuyên truyền, vận động chính bà con nơi họ sinh sống. Đã từng có trường hợp những người này bị dân làng chối bỏ, doạ đánh… nhưng rồi, họ dần hiểu và chấp nhận từ bỏ việc đặt bẫy săn thú. “Để tạo công ăn việc làm cho người dân, ngoài việc kéo họ về làm cán bộ bảo vệ rừng, chúng tôi còn phát cho mỗi hộ dân hàng nghìn cây giống để trồng, phát triển rừng. Thêm vào đó, chúng tôi cũng hướng dẫn cho người dân phát triển chăn nuôi thế nào cho hợp lý. Chỉ khi họ có thu nhập ổn định thì mới không đi vào rừng kiếm ăn”, ông Hồng cho biết thêm.

Hốil Trân, người đã từng đi vác thuê gỗ cho lâm tặc nay quay về làm cán bộ bảo vệ rừng
Hốil Trân, người đã từng đi vác thuê gỗ cho lâm tặc nay quay về làm cán bộ bảo vệ rừng

Trong những người đang làm công tác bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia sông Thanh, có những người đã từng “nhúng chàm” vì xâm phạm vào rừng. Giờ, họ quay về như một cách để trả nợ cho rừng.

Ríah Nhiếp (43 tuổi, xã Tabhing, huyện Nam Giang) từng bị khởi tố vào năm 2018 vì tội phá gần 2.000m2 đất rừng. Nhiếp kể, đó là cái rẫy mà cha của Nhiếp để lại, nên chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà tiếp tục phát quang diện tích này để trồng sắn, đậu. Đến khi cơ quan chức năng phát hiện, thực hiện khởi tố vụ án, toà tuyên Nhiếp 1 năm tù giam thì anh vẫn chẳng biết vì sao mình lại bị bắt. Oái ăm thay, người làm hồ sơ khởi tố lại chính là ông Đinh Văn Hồng (khi đó đang là Hạt trưởng hạt kiểm lâm sông Thanh).

Nhưng rồi sau đó, chính ông Hồng lại là người làm đơn xin cứu xét cho Nhiếp, kéo mức án từ 1 năm tù giam về lại 1 năm tù treo. “Các anh cứ đến nhà Nhiếp thì mới biết ổng khổ đến mức nào. Mẹ già nằm một chỗ, 3 đứa con nheo nhóc, hai vợ chồng không có việc làm ổn định. Tiền đâu ra để đền bù? Ổng đi tù 1 năm thì ai lo cho mấy đứa con và mẹ già bệnh tật?”, ông Hồng chia sẻ.

Nhiếp khi đó vẫn nằng nặc xin tù giam, vì: “Tù giam đỡ đau hơn chớ tù treo (bị treo lên) thì đau lắm, không chịu nổi đâu”!

Hiện tại, Nhiếp được kéo về làm cán bộ bảo vệ rừng trạm G’Mơ (xã Tabhinh) để ngày ngày vùi sâu bước chân của mình dưới lớp lá khô để tuần tra. Hàng tháng, sau khi đóng bảo hiểm, Nhiếp đưa về nhà cho vợ hơn 5 triệu đồng. Đó là mức thu nhập không phải ai cũng có được ở nơi xa xôi này. “Giờ mình nhận thức được rồi, rừng là của nhà nước, không thể xâm hại vào rừng. Cái rẫy mình có từ rừng thì giờ mình trồng cây để trả lại rừng thôi. Cuộc sống cũng ổn định rồi. Làm ở đây thu nhập cao hơn khi làm rẫy”, Nhiếp cười hiền.

Riah Nhiếp vẫn ngày ngày chăm sóc cho những mầm non để phủ xanh diện tích đã phát nương làm rẫy trước đây
Riah Nhiếp vẫn ngày ngày chăm sóc cho những mầm non để phủ xanh diện tích đã phát nương làm rẫy trước đây

Nhẹ hơn Nhiếp là Hốil Trân (34 tuổi, tổ bảo vệ rừng Khe Tà Vạt, xã Đăc Pring, huyện Nam Giang) từng đi vào rừng, nhặt nhạnh từng khúc gỗ lim để bán cho lâm tặc. “Lúc đó em còn đi học, tranh thủ những ngày nghỉ theo chân cha ông đi vào rừng vác thuê cho cánh lâm tặc. Lúc đó cũng chẳng hiểu biết gì, chỉ cần làm gì có tiền để đi học, phụ giúp gia đình thì làm. Sau này đi bộ đội, trở về rồi xin vào làm ở Vườn quốc gia Sông Thanh thì mới hiểu mình đã từng làm việc không đúng. Vậy nên, giờ mình làm gì được để giữ rừng thì làm, coi như đó là một cách để “trả nợ” cho rừng”, Trân nói.

Cách trả nợ mà Trân nói, là trong 7 năm kể từ khi vào làm ở đây, chỉ có Tết năm 2025 Trân mới được nghỉ ở nhà vào dịp Tết, còn lại thì cắm chốt xuyên Tết để giữ rừng. “Lâu thành quen anh ạ. Cũng buồn chứ, nhưng công việc mình là thế, giữ rừng bằng mọi giá. Chỉ cần thấy ngày càng nhiều thú trở về, đêm nghe tiếng vượn hót là đã vui rồi. Sức mình, chắc cũng chỉ có thể cống hiến đến như thế”, Trân cười.

Theo ông Đinh Văn Hồng, ai ở đây cũng nợ rừng, không cách này thì cách khác. Nhưng tất cả đều xác định, chỉ có giữ rừng mới là giữ cho mình miếng cơm manh áo. Cứ thế, hàng ngày, những bước chân vẫn đi trên những cung đường quen thuộc. Trước mắt họ, là cánh rừng già như đang vươn cánh tay to lớn ôm họ vào trong.

Khe Tà Vạt (Vườn quốc gia sông Thanh, tỉnh Quảng Nam) từng có thời là "điểm nóng" về nạn đào vàng và là điểm trú ẩn của nhiều tội phạm.

Giờ đây, với sự cống hiến âm thầm của hàng trăm cán bộ bảo vệ rừng - phần nhiều trong số đó là đồng bào tại địa phương, khe Tà Vạt đang dần hồi sinh, lấy lại màu xanh.

Nguyễn Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Trại hè không chỉ giúp trẻ em giải trí, rèn luyện kỹ năng, mà còn là dịp để khám phá sở thích và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Cờ đỏ sao vàng - concept

Cờ đỏ sao vàng - concept 'cháy' nhất những ngày đại lễ 30/4 - 1/5

Gần đến ngày đại lễ 30/4, người dân Hà Nội náo nức đi chụp ảnh với cờ Tổ quốc, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

EVNSPC hỗ trợ 900 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSP) hỗ trợ kinh phí 900 triệu đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ Luật sư uy tín tại Công ty Luật Tín Minh

Dịch vụ Luật sư uy tín tại Công ty Luật Tín Minh

Luật sư Công ty Luật Tín Minh có kiến thức chuyên môn sâu, nghiệp vụ vững, nhiều kinh nghiệm thực chiến sẽ tư vấn, hỗ trợ giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Thụy Điển trao tặng phim tài liệu về 30/4/1975 cho Việt Nam

Thụy Điển trao tặng phim tài liệu về 30/4/1975 cho Việt Nam

Sáng 25/4, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng cho Viện phim Việt Nam bộ phim tài liệu về ngày 30/4/1975 - “Chiến thắng của Việt Nam”.
Tỷ suất sinh giảm, mất cân bằng giới tính kéo dài

Tỷ suất sinh giảm, mất cân bằng giới tính kéo dài

Theo Cục Thống kê, tỷ suất sinh giảm và thấp hơn mức sinh. Trong khi, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm.
Hoàn thành hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính trước 1/5

Hoàn thành hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính trước 1/5

Theo Ban Chỉ đạo, các địa phương cần hoàn thành hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính, gửi trước ngày 1/5 tới Bộ Nội vụ để phục vụ công tác thẩm định.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

Gói phần mềm công nghiệp giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao đào tạo công nghiệp số, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Hà Nội với ‘bài toán’ an toàn giao thông cho học sinh

Hà Nội với ‘bài toán’ an toàn giao thông cho học sinh

Trước thực trạng học sinh vi phạm giao thông ngày càng tăng, tìm ra các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông lứa tuổi học đường trở thành yêu cầu cấp thiết.
Thời tiết hôm nay 25/4: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 25/4: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 25/4, Bắc Bộ từ sáng sớm có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Hà Nội cũng xuất hiện mưa rào và dông, có nguy cơ lốc sét.
Thời tiết biển hôm nay 25/4/2025: Gió chuyển hướng Đông Bắc

Thời tiết biển hôm nay 25/4/2025: Gió chuyển hướng Đông Bắc

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/4/2025, gió trên các vùng biển có cường độ ít thay đổi, bắc Vịnh Bắc Bộ và bắc Biển Đông gió chuyển hướng đông bắc.
“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng bộ Trường ĐHCNHN lần thứ VIII
Sự thật giật mình về nước chanh

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Trào lưu "nước chanh chữa bách bệnh" gây "sốt" mạng xã hội, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo sử dụng chanh sai cách có thể gây hại, nguy hiểm sức khỏe.
Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Nội vụ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ từ ngày 24/4, thời hạn 5 năm.
Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa được khánh thành, dự án có quy mô 1.000 giường bệnh, đầu tư xây dựng 1.915 tỷ đồng.
Boeing dự báo Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng hàng không đến 2043

Boeing dự báo Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng hàng không đến 2043

Boeing dự báo rằng lưu lượng hành khách và quy mô đội bay sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trên khắp khu vực Đông Nam Á đến năm 2043.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Từ sân chơi nhỏ về khởi nghiệp nơi học đường đến thế hệ doanh nhân có trí và lực trong tương lai là một quãng đường dài nhưng nếu kiên trì sẽ tạo ra quả ngọt.

'Hòa bình đẹp lắm' trong trái tim người trẻ Việt

"Hòa bình đẹp lắm" thắp sáng tinh thần tri ân, khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng cống hiến trong mỗi người Việt Nam hôm nay.
Mobile VerionPhiên bản di động