Khai thác thị trường Halal: Vẫn đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”

Thị trường Halal là thị trường rất lớn đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”, chưa thực sự chiếm được thị phần đáng kể trong “miếng bánh” khổng lồ trên.

Sáng ngày 20/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Thị trường Halal khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương: Tiềm năng và cơ hội”.

Quy mô thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Các nước Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới, khoảng 470 tỷ USD năm 2018, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

Toàn cảnh Hội nghị

Quy mô thị trường thực phẩm Halal thế giới dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu, chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng 3,1%, dự kiến đạt 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu các sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người Hồi giáo mà còn do xu hướng tiêu dùng mới. Có nhiều người không theo đạo Hồi có xu hướng tăng chi tiêu và sử dụng thực phẩm Halal do các sản phẩm Halal đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng thời, sản phẩm Halal dự kiến sẽ mở rộng không chỉ đối với thực phẩm thuần túy mà cả dược, mỹ phẩm; và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, tài chính, tiếp thị…

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhận định, tiềm năng và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm Halal rất hứa hẹn. “Chúng ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, nơi tập trung nhiều quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới. Cụ thể như Indonesia, quy mô thị trường thực phẩm Halal lên đến 190 tỷ USD, Bangladesh là 70 tỷ USD, hay Australia cũng lên đến 2 tỷ USD....”, ông Nguyễn Quốc Dũng nói.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam còn có lợi thế sở hữu nguồn nguyên vật liệu thô dồi dào như: cà phê, gạo, các sản phẩm chế biến, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả... Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và có nhiều tiềm năng để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thực phẩm Halal tại khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã trở thành một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có một số FTA thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn điện khu vực (RCEP). Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm Halal. Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu về sản phẩm Halal cũng ngày càng tăng khi người nước Hồi giáo đến Việt Nam du lịch, làm việc, học tập ngày càng đông và cộng đồng người Hồi giáo tại Việt Nam cũng ngày càng đông đảo.

Doanh nghiệp Việt chưa khai phá hết tiềm năng

Khẳng định, đây là thị trường lớn đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn “phá đá mở đường”, chưa thực sự chiếm được thị phần đáng kể trong “miếng bánh” khổng lồ trên. Mỗi năm, mới chỉ có khoảng 50 công ty Việt Nam được cấp chứng chỉ Halal. Hiện, Việt Nam cũng chỉ mới có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal, một con số rất thấp so với tiềm năng. Có tới 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal.

Các đại biểu đi thăm quan gian hàng bên lề Hội nghị
Các đại biểu đi thăm quan gian hàng bên lề hội nghị

Tại hội nghị, các địa phương, doanh nghiệp, Đại sứ và đại diện của Đại sứ quán các nước khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương tại Việt Nam… đã cùng nhau chia sẻ các thông tin như: Tổng quan thị trường Halal ở Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương: Cơ hội hợp tác cho Việt Nam và các đối tác khu vực; Phát triển ngành Halal Việt Nam: Hoạt động xúc tiến phát triển ngành Halal, những khó khăn, biện pháp tháo gỡ và chính sách ưu đãi tại Việt Nam; phát triển Halal trong ngành du lịch…; kết nối địa phương và doanh nghiệp.

Khẳng định, Việt Nam đang có không ít lợi thế trong phát triển ngành thực phẩm Halal. Tuy nhiên, tại hội nghị, các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thị trường này. Nguyên nhân do khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng và đặc biệt là giấy chứng nhận Halal. Tiêu chuẩn Halal có xu hướng ngày càng khắt khe hơn, sự đa dạng và phức tạp trong quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận Halal của mỗi nước cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Hơn nữa, hiện đang tồn tại rất nhiều hệ thống Halal và nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho từng sản phẩm. Chúng ta cũng chưa có sự hợp tác, liên kết quốc tế hiệu quả để chuyển giao công nghệ, huy động vốn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thực phẩm Halal.

Ngành thực phẩm Halal không chỉ liên quan đến quá trình sản xuất mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như nguyên liệu, phân bón, chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần (bảo quản, đóng gói, chuyên chở,...) do thực phẩm Halal không chỉ là sản phẩm mà là một quy trình từ nguyên liệu thô cho đến quá trình chăn nuôi, chăm sóc, giết mổ, bảo quản, đóng gói, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng…

Khó khăn không ít nhưng tiềm năng to lớn trong ngành thực phẩm Halal là không phải bàn cãi. Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - nhận định, tiếp cận thị trường Halal cần đến sự tôn trọng, thấu hiểu những giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng cần đến sự cam kết và niềm tin vững chắc. Cần hiểu rằng mỗi sản phẩm của nền nông nghiệp Việt có thể được xem là “chiếc cầu nối” của sự thông hiểu và tôn trọng, gắn kết những người sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam với những người bạn, những đối tác ở các thị trường Hồi giáo. Quan điểm tiếp cận cầu thị, tôn trọng với thị trường Halal, đồng thời mở ra giá trị mới, định hướng mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Để có thể tiếp cận và khai thác thị trường khổng lồ này, ông Phùng Đức Tiến cho rằng, bên cạnh việc tập trung vào đối thoại chính sách, hướng dẫn quá trình sản xuất, chế biến, thị trường và chứng nhận Halal cho hàng nông lâm thủy sản, cần đưa ra những ý kiến trao đổi, đóng góp về cơ chế, chính sách, thực tiễn triển khai. Bên cạnh đó, hiến kế các giải pháp đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thực phẩm Halal; phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tham gia cung ứng cho thị trường Halal ở Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương và thị trường Halal toàn cầu. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal chung của Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương cho hàng nông lâm thủy sản và hoạt động chứng nhận Halal cũng như hợp tác quốc tế, công nhận lẫn nhau cho thị trường Hồi giáo trên thế giới.

“Sau hội nghị này, Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao sẽ có kế hoạch hành động cụ thể để khơi thông, kết nối, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thị trường Halal. Đồng thời khuyến nghị các ngành hữu quan chú trọng đến các lĩnh vực dịch vụ, du lịch gắn với tiêu chuẩn Halal của thị trường Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương nhiều tiềm năng”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thị trường thực phẩm Halal đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh ở khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông, châu Phi cho tới châu Âu, châu Mỹ. Theo diễn đàn Halal thế giới, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt khoảng 1.200 - 2.000 tỷ USD/năm. Theo dự báo, quy mô của thị trường Halal sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới, và có thể đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện còn khoảng trống lên đến gần 80% giữa nhu cầu và nguồn cung sản phẩm Halal trên thế giới.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.

Tin cùng chuyên mục

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động