Khai thác thế mạnh, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Tiền Giang tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Bình Dương ưu tiên phát triển khu công nghiệp thông minh - sinh thái bền vững Thanh Hóa: Khu công nghiệp Phú Quý ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo

Kết quả khả quan

Theo Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnhTiền Giang Nguyễn Nhật Trường, tỉnh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.083 ha; trong đó, có 3 khu công nghiệp đã được cấp quyết định thành lập và đi vào hoạt động gồm: Mỹ Tho, Tân Hương và Long Giang.

Chú thích ảnh
Khu công nghiệp Long Giang ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Lâm Nguyên/TTXVN

Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp đang chờ chuyển giao về tỉnh quản lý, sử dụng. Khu công nghiệp Bình Đông đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư. Còn 2 khu công nghiệp còn lại là Tân Phước 1 và Tân Phước 2 đã được phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét về chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Tân Phước 1.

Tính đến hết tháng 7/2023, các khu công nghiệp của Tiền Giang đã thu hút được 110 dự án; trong đó có 81 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD và 29 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4.800 tỷ đồng. Diện tích đất thuê trên 524 ha, chiếm tỷ lệ gần 70% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Các khu công nghiệp của tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 88.000 người lao động.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư tại các khu công nghiệp đã chủ động vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, có nhiều sản phẩm chủ lực chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, thu được lợi nhuận cao. Các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, nhập khẩu, thuế và các khoản nộp ngân sách có sự tăng trưởng so với cùng kỳ từ 21-37%, vượt kế hoạch đề ra từ 29-38%, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đây là những yếu tố tích cực giúp Tiền Giang tiếp tục phát huy lợi thế các khu công nghiệp trên địa bàn, thu hút nhiều dự án đầu tư mới cũng như khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, mở rộng nhà xưởng sản xuất, thu hút lao động trong thời gian qua.

Trong 2 quý vừa qua, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đạt doanh thu trên 1,83 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong nước đạt doanh thu trên 3.222 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong tỉnh đạt trên 1,6 tỷ USD.

Ông Đường Chấn Vũ - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Khu Công nghiệp Long Giang cho biết, từ khi được thành lập vào năm 2007 cho đến nay, công ty đã đầu tư 100 triệu USD phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại cho toàn khu công nghiệp; thu hút được 56 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư hơn 1,6 tỷ USD; tỷ lệ lấp đầy đạt 80%. Hằng năm, khu công nghiệp đóng góp cho GRDP của Tiền Giang hơn 2 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 25.000 lao động.

Với lợi thế nằm sát đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương, cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh, Sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước chỉ 50 km, cách Cảng Bourbon khoảng 35 km, cùng chính sách và môi trường đầu tư thuận lợi của Tiền Giang, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục thu hút, mời gọi nhiều doanh nghiệp lớn hàng đầu của thế giới vào đầu tư; trong đó, ưu tiên các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, phát triển theo hướng xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Đạo – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO) tại Khu công nghiệp Mỹ Tho - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản quy mô lớn tại Tiền Giang cho biết, bắt đầu đầu tư tại Tiền Giang từ năm 2003, từ một nhà máy ban đầu, doanh nghiệp đã phát triển thành 3 nhà máy. Doanh thu ban đầu chỉ khoảng 1 triệu USD/năm với khoảng 200 công nhân thì nay công ty đã phát triển đạt doanh thu 100 triệu USD/năm với khoảng 4.500 – 5.000 công nhân.

Đánh giá về môi trường đầu tư tại tỉnh Tiền Giang, ông Đạo cho biết, các cấp lãnh đạo của tỉnh rất quan tâm, luôn đồng hành, tạo điều kiện hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp nhanh chóng tháo gỡ khó khăn. Tỉnh đã tiết giảm nhiều thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Mặc dù tình hình thị trường khó khăn chung nhưng công ty vẫn nỗ lực giữ được đơn hàng, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.

Nỗ lực thu hút đầu tư

Chú thích ảnh
Hệ thống đường cao tốc kết nối Tiền Giang với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn. Ảnh: Lâm Nguyên/TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Tiền Giang đã thành lập Tổ thẩm định dự án đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tổ có trách nhiệm xem xét, thẩm định các dự án trên địa bàn để chuyển cơ quan liên quan giải quyết theo quy định. Đồng thời, giải quyết kiến nghị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn giao trách nhiệm cho Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang thường xuyên theo dõi tình hình đầu tư sản xuất của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, nhằm kịp thời hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc; hỗ trợ Công ty cổ phần Điện mặt trời miền Trung MK khẩn trương tiến hành triển khai dự án Khu công nghiệp Bình Đông theo đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Mặt khác, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn vốn ngân sách để đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư.

UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh chỉ tiêu đất khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 2021 – 2025 là 2.076 ha, đến năm 2030 là 4.429 ha; đồng thời, khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển giao Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp về tỉnh quản lý, mời gọi đầu tư.

Ông Nguyễn Nhật Trường cho biết, từ ngày 7/1/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ trên, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công thuộc các lĩnh vực đầu tư, lao động, xây dựng và các dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan cho nhà đầu tư, đảm bảo giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trước hạn và đúng hạn. Các nội dung cung ứng đã đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư kinh doanh tại khu công nghiệp.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang cũng thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư trong khu công nghiệp; báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đối với các nội dung vượt thẩm quyền; chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, tránh sự chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư.

Trong giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, Ban Quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, môi trường, lao động và pháp luật có liên quan; phối hợp cho ý kiến trong thẩm định hồ sơ đề xuất thực hiện dự án của nhà đầu tư, đảm bảo cơ sở pháp lý, tính phù hợp, để đề nghị nhà đầu tư chỉnh sửa, hoàn thiện, làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án tại các khu công nghiệp.

Đại diện Tập đoàn Want Want – doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành thực phẩm được mệnh danh là “Vua bánh gạo Đài Loan”, ông Chen Hong - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Want Want Việt Nam cho biết, Tập đoàn lựa chọn Tiền Giang để đặt nhà máy do chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh tại đây rất thuận lợi. Want Want đã đầu tư hơn 50 triệu USD xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Long Giang, sử dụng khoảng 500 công nhân, chuyên sản xuất các sản phẩm từ sữa và các loại bánh gạo. Tập đoàn sẽ tuyển dụng thêm lao động và nâng công suất nhà máy lên tối đa để xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường lớn của thế giới.

baotintuc.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công có khả năng làm khó cho bộ máy, người thực thi, vì vẫn còn có cách hiểu khác nhau.
Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, quyết liệt xông lên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Theo ông Phan Đức Hiếu, để khơi thông dòng vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, giải pháp căn cơ, lâu dài là sửa đổi, hoàn thiện thể chế.
Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Nhu cầu vốn cho tín dụng xanh rất lớn, nhưng để khơi thông được nguồn vốn này đỏi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ và các tổ chức liên quan.
Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Hội thảo phương pháp đo lường và kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số... đã được Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 4/12.

Tin cùng chuyên mục

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương đạt 1 tỷ 136 triệu USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, 11 tháng Việt Nam đã thu hút thêm 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp là đòn bẩy để các địa phương củng cố và phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Các lĩnh vực tại Việt Nam như năng lượng mặt trời, in ấn… đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhiều địa phương nhanh chóng bứt phá vươn lên về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng. Khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng.
Thi hành Luật Đấu thầu: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Thi hành Luật Đấu thầu: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Sau khi lấy ý kiến doanh nghiệp, VCCI đã góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Đầu tư PPP vì sao doanh nghiệp vẫn ngại ngần?

Đầu tư PPP vì sao doanh nghiệp vẫn ngại ngần?

Thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật, thậm chí chồng chéo giữa các quy định là nguyên do chính khiến nhiều nhà đầu tư ngại ngần với dự án đầu tư PPP.
VCCI công bố báo cáo về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

VCCI công bố báo cáo về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Ngày 9/11, VCCI đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp”.
MWG lãi chạm đáy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

MWG lãi chạm đáy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

Trong 9 tháng, doanh thu thuần của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) chỉ đạt 86.858 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 77,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,5% và 97,8%.
Đà Nẵng: Vốn thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp tăng hơn 500%

Đà Nẵng: Vốn thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp tăng hơn 500%

Tổng vốn thu hút đầu tư khu vực ngoài khu công nghiệp tại TP. Đà Nẵng 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 41.000 tỷ đồng, tăng hơn 500% so với cùng kỳ 2022.
Những đơn vị nào được tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023?

Những đơn vị nào được tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023?

Chính phủ đã thống nhất việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
10 tháng có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%

10 tháng có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%

10 tháng đầu năm 2023, thu hút FDI vào Việt Nam tiếp tục khởi sắc, FDI đăng ký mới tăng mạnh cả về số dự án và số vốn đầu tư.
Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 139.400 tỉ đồng

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 139.400 tỉ đồng

Bộ Tài chính thông tin, kể từ quý II/2023, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng phát hành tăng.
Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, người dân nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?

Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, người dân nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?

Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản đều có rủi ro nhất định, chuyên gia khuyên nhà đầu tư thận trọng khi gửi gắm dòng tiền.
376 dự án đầu tư công sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030

376 dự án đầu tư công sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030

Khó khăn về vốn, khoảng 367 dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn hằng năm sẽ chuyển sang giai đoạn 2026-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động