Thứ ba 13/05/2025 19:37

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ...

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, vào ngày mồng 5 tháng Giêng (Âm lịch), Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Lễ hội kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2023) do quận Đống Đa (Hà Nội) chủ trì tổ chức khai mạc vào sáng 26-1 (tức ngày mồng 5 Tết Quý Mão) tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội.

Đến dự buổi lễ có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; các đại biểu lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMTTQ Việt Nam, các sở, ban, ngành của Hà Nội.

Các nghi thức của phần lễ tại Lễ hội kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Đoàn rước kiệu Vua Quang Trung

Đoàn rước kiệu Hoàng hậu Ngọc Hân.

Vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, dưới sự chỉ huy tài tình, sáng tạo của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã tiến công thần tốc, đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long.

Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là minh chứng lịch sử khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nhân dân ta, đó là nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn; là nghệ thuật tác chiến, chiến lược trong từng trận đánh.

Các đại biểu tham dự lễ hội.
Nghi thức đánh trống khai hội.

Biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội.

Đoàn tế tham gia Lễ hội.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là sự hội tụ, kết tinh sâu sắc của truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do; cùng với đó là tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường ngàn đời của nhân dân ta. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan giấc mộng xâm lược của quân Mãn Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững độc lập dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Oanh, nhà ở phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, năm nay 88 tuổi, đã từng có thời gian 30 năm làm chủ tế của đoàn tế tham gia lễ hội bày tỏ: “Đây là lễ hội quan trọng của nhân dân quận Đống Đa nói riêng và Hà Nội nói chung. Tôi rất tự hào được sinh sống trên mảnh đất này và sau 3 thập kỷ làm chủ tế, giờ đây tôi đã nghỉ công việc này nhưng tôi vẫn đến dự bởi tôi luôn cảm thấy mình phải có trách nhiệm hướng dẫn, truyền lại cho thế hệ sau những nghi thức của phần lễ”.

Tự hào tiếp nối truyền thống, khí thế hào hùng của Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm xưa; phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến - Thành phố Anh hùng - Thành phố vì Hòa bình; với truyền thống quận Đống Đa anh hùng; là một trong bốn quận trung tâm Thủ đô, dân số trên 37 vạn, gần 30 nghìn Đảng viên, trong năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa đã đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội Thành phố giao, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đại diện thế hệ trẻ tham dự lễ hội, em Trần Đức Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội bày tỏ cảm xúc vui mừng và tự hào khi được chứng kiến những phần nghi lễ trang trọng và tham gia các hoạt động của chương trình. Với em, đây là dịp để được ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua đó, hiểu hơn nữa về chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa cũng như công lao to lớn của người Anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.

“Chúng em sẽ tiếp bước thế hệ đi trước, học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng phồn vinh, phát triển. Em rất tự hào được học tập dưới mái trường mang tên người Anh hùng của dân tộc Quang Trung và nguyện sẽ tiếp bước truyền thống của cha ông ta thuở xưa”, em Trần Đức Anh nhấn mạnh.

Lễ hội kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2023) diễn ra từ 6 giờ đến 16 giờ, gồm các hoạt động như: Phần lễ gồm lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn, lễ rước kiệu, múa rồng; phần hội có các hoạt động dâng hương của nhân dân và khách thập phương, biểu diễn văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian…

www.qdnd.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4