Hà Giang: Hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Hà Nội: Nhân rộng và nâng chất các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP |
Đây là hoạt động quan trọng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị liên quan tổ chức.
Khai mạc không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng |
Với quy mô trên 400m2, Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng có sự tham gia của 87 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu đến từ 23 tỉnh gồm có Lâm Đồng, Đồng Nai, Quảng Nam, Long An, Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Tây Ninh…
Không gian trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác như: Cà phê, cacao, macca, mật ong hoa cà phê, trà ô long Hoa Thảo Mộc, tinh dầu hương thảo Châu Farm, chè Tôm Nõn, trà Bồ Công Anh, phở sắn Caromi, rượu sim Cao Hoàng, gạo Séng Cù, nước mắm nhỉ, tỏi đen, tỏi Lý Sơn, dầu ăn Sen Vàng, nước ép thanh long Bảo Long và đa dạng các loại trái cây sấy...
Bên cạnh việc trưng bày, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, tại Không gian còn mời một số nghệ nhân thao diễn, trình diễn, giới thiệu cách thức sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu như sao và chế biến chè Thái Nguyên; sấy trà bằng bồ truyền thống; chưng cất tinh dầu; thao diễn chế biến món ăn, đồ uống phục vụ khách thăm quan. Đồng thời, sẽ diễn ra phiên livestream để quảng bá và bán sản phẩm OCOP, trong đó tập trung vào các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng, và các địa phương tham gia không gian.
Gian hàng sản phẩm OCOP và nông đặc sản tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng |
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho hay, không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương.
Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.