Thứ hai 21/04/2025 13:35

Sữa Núi Tản Ba Vì và những suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Thông tin học sinh uống sữa Núi Tản Ba Vì bị ngộ độc là không có căn cứ, song nhiều người đã vội vàng tiếp nhận, quy chụp.

Thông tin được dư luận đặc biệt quan tâm những ngày qua là chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội).

Sở dĩ chất lượng sản phẩm Sữa Núi Tản Ba Vì được dư luận quan tâm, là bởi những thông tin chưa được kiểm chứng, dạng nghi vấn về một số học sinh tại các trường ở huyện Hoài Đức và Đan Phượng (Hà Nội) sau khi sử dụng sản phẩm thương hiệu này đã bị ngộc độc, tiêu chảy, phải nhập viện.

Ông Nguyễn Phi Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì trao đổi với phóng viên Báo Công Thương. (Ảnh: Huỳnh Như)

Trong khi thương hiệu này đang chiếm thị phần lớn tại huyện Hoài Đức và Đan Phượng, cung cấp phục vụ bữa ăn chính, bữa ăn phụ cho các em học sinh hàng chục ngôi trường tại 2 địa phương.

Và như thế, những thông tin dạng nghi vấn lan truyền trên mạng xã hội một cách không kiểm soát, mỗi người thêm "chút mắm", "chút muối", thương hiệu Sữa Núi Tản Ba Vì được một số phụ huynh xem chính là nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh sau khi sử dụng bị ngộ độc, phải nhập viện.

Nhưng sự thật là thời gian qua tại các địa phương Hoài Đức, Đan Phượng không có bất cứ học sinh nào bị ngộ độc do sử dụng sữa học đường.

Chiều nay 25/9, UBND huyện Đan Phượng đã có văn bản gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, tại địa phương không có học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm trong các nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú.

Điều này đồng nghĩa với nghi vấn học sinh sử dụng sản phẩm sữa Núi Tản Ba Vì bị ngộ độc, bước đầu xác định là hoàn toàn không có căn cứ.

UBND huyện Đan Phương khẳng định, trên địa bàn huyện không có học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm trong các nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương chiều cùng ngày, ông Nguyễn Phi Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì bày tỏ sự buồn rầu vì một thương hiệu sữa non trẻ, mới đưa vào thị trường được thời gian ngắn, đã bị những thông tin thiếu kiểm chứng "vùi dập", gây hoang mang cho các bậc phụ huynh, nhà trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu sản phẩm, uy tín của công ty.

Sự việc này cũng khiến nhiều người liên tưởng lại năm "bão tố" của ngành nước mắm truyền thống 2016.

Thời điểm đó, một nghiên cứu hồ đồ cho rằng nước mắm truyền thống nhiễm asen. Và ngay lập tức, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu xuất hiện những đơn hàng bị trả về, còn siêu thị thì bắt đầu dỡ bỏ sản phẩm nước mắm truyền thống xuống khỏi kệ hàng.

Cũng may, các nhà khoa học đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định, asen trong nước mắm truyền thống là asen hữu cơ, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trở lại với sự việc xảy ra đối với thương hiệu Sữa Núi Tản Ba Vì, dù chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào kết luận "học sinh sử dụng sản phẩm Sữa Núi Tản Ba Vì bị ngộ độc", nhưng với những thông tin dạng nghi vấn thiếu kiểm chứng, một số trường thận trọng đã tạm dừng cho học sinh sử dụng sản phẩm thương hiệu này, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

Những thiệt hại này không chỉ dừng lại ở những đơn hàng, là kinh tế, mà còn niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm.

Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh làm rõ căn nguyên sự việc, làm rõ chất lượng sản phẩm và vấn đề an toàn thực phẩm thương hiệu Sữa Núi Tản Ba Vì.

Trắng - đen thế nào ít ngày nữa sẽ rõ.

Nhưng trước mắt, sự việc này đã cho chúng ta thấy rõ một điều, đó là sự vội vàng trong tiếp nhận thông tin của một bộ phận không nhỏ người dùng mạng xã hội.

Huỳnh Như
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn