Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề

Cách làm “độc lập tác chiến”, mạnh ai lấy làm, quảng bá nhỏ lẻ, không nằm trong một chiến lược chung nào, đồng thời với việc thiếu thông tin kinh tế đã khiến nhiều hộ dân làng nghề lao vào sản xuất mà không tiêu thụ được hàng hoá. Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các làng nghề nói chung và sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói riêng, đây cũng là giải pháp giúp các cơ sở làng nghề có đầu ra ổn định.
Nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề Hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu Hà Nội: Tiếp sức cho doanh nghiệp, làng nghề phát triển

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, trở ngại trong thực tiễn quá trình triển khai công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề, chiều nay 2/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị quảng bá và kết nối thị trường sản phẩm làng nghề - Góp phần đẩy mạnh thương hiệu Việt Nam năm 2020.

4130-san-pham-vun-art-trung-bay-quang-ba-ben-le-hoi-nghi
Sản phẩm của cơ sở VỤN ART đạt tiêu chuẩn 4 sao trong chương trình OCOP và được trưng bày, quảng bá bên lề Hội nghị

Với định hướng ban đầu trên các dòng sản phẩm là khôi phục lại các giá trị thẩm mỹ đã có trong các dòng tranh dân gian truyền thống và chuyển thể sang chất liệu lụa trên cơ sở hình thức gần với nguyên gốc, để quảng bá những giá trị di sản; cách tân từ nguyên mẫu để tạo nên những vẻ đẹp mới và khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng, anh Lê Việt Cường - Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông - người sáng lập cơ sở VỤN ART - chia sẻ, những sản phẩm đầu tiên tham gia cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018 đã nhận được giải khuyến khích của Ban giám khảo, năm 2019, sản phẩm của cơ sở đạt 4 sao trong chương trình OCOP của UBND thành phố Hà Nội. Sản phẩm độc đáo, mẫu mã đẹp nên được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Đến nay, cơ sở tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, hiện sản phẩm mới chủ yếu bán trên kênh online. Do sản xuất hoàn toàn thủ công nên giá thành cao hơn và khó cạnh tranh với sản phẩm sản xuất hàng loạt.

Để tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho sản phẩm văn hóa sáng tạo, ông Lê Việt Cường kiến nghị, cần có chính sách khuyến khích các cơ quan Nhà nước ưu tiên sử dụng 30% quà tặng hàng năm từ sản phẩm văn hóa sáng tạo; có chính sách để hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa sáng tạo thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, giúp người tiêu dùng hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa sáng tạo.

Ở góc độ thương hiệu làng nghề, TSKH Bạch Quốc Khang - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - nhận định, với cách làm “độc lập tác chiến”, mạnh ai nấy làm, quảng bá nhỏ lẻ, không nằm trong một chiến lược phát triển chung nào, đồng thời với việc thiếu thông tin kinh tế đã khiến nhiều hộ dân làng nghề lao vào sản xuất mà không tiêu thụ được hàng hoá, không ít làng nghề đã rơi vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, việc thả nổi chất lượng sản phẩm ở một bộ phận hộ dân làng nghề hiện nay đã vô tình kéo lùi sự phát triển của thủ công mỹ nghệ trong phát triển du lịch.

Phát biểu tại hội nghị, bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - cho hay, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức, triển khai nhiều nội dung, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó có công tác quảng bá, phát triển bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống song song với thực hiện Chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp. Việc phát triển các làng nghề truyền thống tại các vùng nông thôn trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần khôi phục lại sản xuất những làng nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những làng nghề đang còn tồn tại.

Từ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hiệu quả đã duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại các làng nghề để đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Việc quảng bá, phát triển và xây dựng thương hiệu các làng nghề còn mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội, giúp tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động nông thôn tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống.

Hiện, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề. Số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8% - 9,8%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm. Riêng ngành thủ công mỹ nghệ đã tạo ra mặt hàng chủ lực của làng nghề, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra, thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa được bài bản là vấn đề chung của các làng nghề nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng. Ghi nhận các kiến nghị, các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và các chuyên gia, bà Đinh Thị Bảo Linh cho biết, ở góc độ của Bộ Công Thương chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa việc quảng bá, kết nối đưa những sản phẩm làng nghề Việt Nam tới các điểm bán trên cả nước.

Việc xây dựng xây dựng thương hiệu làng nghề không chỉ là quảng bá tiêu thụ sản phẩm, mà còn là giải pháp hàng đầu cho phát triển đa dạng và bền vững kinh tế nông thôn, không chỉ giúp phát triển du lịch, mà còn thúc đẩy đổi mới quan hệ sản xuất, tổ chức liên kết giữa những người sản xuất (chiều ngang) và liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ giữa nông dân – DN (chiều dọc). Để xây dựng thương hiệu cho các làng nghề, nhiều ý kiến cho rằng, trước hết phải có sản phẩm tốt. Bên cạnh đó, cần được cải tiến về mẫu mã, thiết kế; nâng cao và đảm bảo độ ổn định của chất lượng; có bao bì phù hợp, độc đáo… Cùng với cải tiến mẫu mã phải đảm bảo tính truyền thống và bản sắc vùng miền, địa phương, thậm chí bản sắc của mỗi nghệ nhân trong sản phẩm.

Về phía các địa phương cần tập trung hỗ trợ các làng trọng điểm, làm mẫu để nhân rộng. Theo kinh nghiệm một số nơi, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn trên địa bàn triển khai thực hiện các loại dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, chọn làng nghề tiêu biểu để hỗ trợ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...
Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều 29/2, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã tôn vinh và trao giấy chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2023.
Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Chiều 28/2, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho 42 cá nhân.
Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.
Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Do có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả của đề án khuyến công điểm mang tính hệ thống, là cú huých mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nông thôn.
Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Năm 2024, Cục Công Thương địa phương xác định triển khai sớm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như chất lượng công việc được giao.
Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 3 làng nghề Hà Nội và 11 làng nghề truyền thống Hà Nội.
Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2024, khối Công Thương địa phương tiếp tục chung sức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Trung tâm 1 đã đề xuất 6 giải pháp lớn, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Chương trình khuyến công "tiếp sức" cho doanh nghiệp Đà Nẵng vượt khó năm 2023 và tự tin đầu tư máy móc tiến tiến để bước vào năm 2024 với nhiều kỳ vọng mới.
18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn đủ điều kiện và được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Đà Nẵng năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động