Thứ sáu 09/05/2025 20:55

Kết nối giao thương trực tiếp: Cơ hội giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Năm 2022, với việc tiêm phủ vaccine, các địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang nhanh chóng khôi phục lại hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp để tăng hiệu quả kết nối, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid – 19.

Khôi phục các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp

Trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, hoạt động xúc tiến thương mại tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Mặc dù thích ứng linh hoạt và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang trực tuyến, tuy nhiên, chưa cho kết quả cao, nhất là đối với các doanh nghiệp mới, các đơn vị nhỏ.

Việc kết nối xúc tiến thương mại, giao thương trực tuyến đã phát huy vai trò quan trọng trong bối cảnh dịch Covid - 19

Bà Trần Thị Ánh Hương – Đại diện HTX Nông nghiệp sạch Đông Triều (Quảng Trị) cho biết: trong năm 2021, đơn vị đưa ra thị trường sản phẩm mới là miến rau củ các loại, tuy nhiên, vì đặc thù là thực phẩm và là sản phẩm mới vì vậy mặc dù có tham gia nhiều chương trình kết nối trực tuyến nhưng kết quả không cao. “Nhà phân phối và tâm lý người tiêu dùng đối với thực phẩm đều phải là nhìn thấy và dùng thử cảm nhận. Điều này đối với hình thức trực tuyến là một hạn chế”, bà Hương nói.

Là đơn vị cung cấp thực phẩm cho bếp ăn công nghiệp, bà Đinh Thị Xuân – Công ty Đạt Tấn Phát (chợ đầu mối Hòa Cường) cho rằng, việc kết nối trực tiếp sẽ giúp đơn vị trao đổi thông tin cũng như lựa chọn sản phẩm, đàm phán giá cả thuận lợi và hiệu quả hơn.

Theo ông Trần Phi Tường – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp, của trung tâm xúc tiến. Mặc dù xúc tiến trực tuyến mang lại hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn chủ yếu mang tính giới thiệu. “Vì vậy, ngay khi vaccine được tiêm phủ với tỷ lệ cao, Trung tâm đã có kế hoạch khôi phục lại hoạt động kết nối giao thương trực tiếp, hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến các địa phương bạn xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, đầu ra cho sản phẩm”, ông Tường cho hay.

Bà Phạm Thị Minh Hương – Trung tâm khuyến công & Xúc tiến thương mại tỉnh Kon Tum cho biết ưu thế của xúc tiến thương mại trực tuyến là tiết kiệm chi phí, nhưng đối với thực phẩm khách hàng cần trải nghiệm trực tiếp, dùng thử thì hiệu quả sẽ cao hơn. “Trong năm 2022, trung tâm sẽ khôi phục lại các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp ở mức tối đa, có duy trì kết nối trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau dịch bệnh”, bà Hương cho hay.

Nhiều tín hiệu tích cực

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị hiện Quảng Trị đã tổ chức được một đợt xúc tiến thương mại trực tiếp tại 3 địa phương Quảng Ngãi – Quảng Nam – Đà Nẵng (từ 21 – 25/3) đạt nhiều kết quả tích cực. Sau chương trình này trung tâm sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ quy mô lớn như Vietnam Expo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; tham gia các đoàn giao thương kết nối cung cầu trên địa bàn cả nước.

Các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang đẩy nhanh việc khôi phục các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp sau 2 năm gián đoạn do dịch Covid - 19

Ông Lê Chí Hiếu – Phó Giám đốc Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị cho biết dịch Covid – 19 ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sức tiêu thụ các sản phẩm của công ty, vì vậy, khi có thông tin về chương trình kết nối giao thương trực tiếp đơn vị đã đăng ký tham gia và đạt được kết quả hơn kỳ vọng. Theo ông Hiếu, trong hội nghị kết nối giao thương trực tiếp phạm vi tìm kiếm đối tác, nhà phân phối rộng hơn, đơn vị sản xuất có cơ hội lớn hơn tiếp cận, giới thiệu và giải đáp các thắc mắc đến các nhà phân phối. “Chúng tôi tìm được nhiều đối tác khi kết nối trực tiếp với TP. Đà Nẵng mới đây và chương trình kết nối giao thương này mang lại kết quả thành công hơn so với tôi kỳ vọng. Doanh nghiệp rất phấn khởi, đây cũng là tín hiệu rất tích cực tạo đà cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid – 19”, ông Hiếu nói.

Theo Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng, trong năm 2022 đơn vị sẽ đẩy mạnh nhiều chương trình xúc tiến thương mại trực tiếp để tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp. Sau chương trình kết nối giao thương với Quảng Trị, sắp tới, tại TP. Đà Nẵng sẽ diễn ra chương trình kết nối giao thương trực tiếp với 3 địa phương Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng năm 2022 cũng sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp thay vì hình thức trực tuyến như năm 2021. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các chương trình hội chợ, triển lãm…Ngoài ra, trung tâm sẽ hỗ trợ để đưa các đoàn doanh nghiệp của TP. Đà Nẵng đi tham gia kết nối cung cầu, giao thương trực tiếp ở các địa phương khác để tìm kiếm cơ hội hợp tác, giúp doanh nghiệp thuận lợi phục hồi sau dịch Covid – 19.

“13 đơn vị doanh nghiệp với khoảng hơn 50 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Kon Tum sẽ tham gia chương trình kết nối giao thương với TP. Đà Nẵng vào ngày 29/3 tới đây. Chúng tôi kỳ vọng những chương trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, ổn định lại và mở rộng sản xuất kinh doanh”, Đại diện trung tâm Khuyến công & XTTM tỉnh Kon Tum nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025