Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Những tuần qua, Israel phải đối mặt với cuộc ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có cùng nguy cơ bùng nổ căng thẳng chính trị - an ninh trên toàn khu vực Trung Đông.
Học thuyết quân sự Israel ‘lung lay’ trước ‘cơn bão’ chiến tranh đa mặt trận Ít nhất 30 người thiệt mạng trong cuộc không kích trường học ở Gaza Vì sao ‘bàn tay sắt’ của Israel không ám sát được thủ lĩnh Hamas?

Theo Haaretz, những tuần qua, tình hình chiến sự ở Israel đã trở nên đặc biệt căng thẳng khi nước này phải đối mặt với cuộc “khủng hoảng kép”. Từ các cuộc tấn công quân sự dữ dội của Iran và Hezbollah, cho đến cuộc khủng hoảng con tin phức tạp do Hamas dàn dựng tại Dải Gaza tạo nên làn sóng phẫn nộ của người dân. Tình hình hiện tại là một thử thách khốc liệt đối với năng lực điều hành của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu, khi phải căng mình xử lý nhiều mũi giáp công từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng này đang đẩy Israel vào một “tình thế chưa từng có” trong lịch sử hiện đại, với nguy cơ bùng nổ căng thẳng chính trị - an ninh không chỉ trong nước mà còn trên toàn khu vực Trung Đông.

Iran dồn dập “trút mưa” tên lửa: Mối đe dọa trực tiếp tới Israel

Tối ngày 1/10, Israel đã hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo dữ dội nhất từ trước đến nay từ Iran, khi hơn 180 quả tên lửa được phóng đi trong thời gian ngắn, tạo ra một làn sóng tấn công dữ dội chưa từng thấy. Mặc dù các hệ thống phòng thủ tiên tiến của Israel, bao gồm Vòm Sắt Iron Dome, Arrow và David's Sling, đã ngăn chặn được phần lớn tên lửa, một số vẫn xuyên thủng lớp phòng thủ và gây ra những thiệt hại nặng nề.

Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời Jerusalem, ngày 1/10/2024. Ảnh: AFP
Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời Jerusalem, ngày 1/10/2024. Ảnh: AFP

Đây không chỉ là một cuộc tấn công quân sự mà còn là lời cảnh báo rõ ràng từ Iran. Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi đã mạnh mẽ tuyên bố trên mạng xã hội X vào sáng 2/10: “Iran đã thực hiện quyền tự vệ chống Israel và mọi việc sẽ kết thúc nếu Israel ngừng khiêu khích”. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thậm chí còn đe dọa sẽ “nghiền nát Israel” nếu Tel Aviv quyết định đáp trả. Những lời lẽ cứng rắn này thể hiện sự quyết đoán của Tehran trong việc khẳng định sức mạnh và khả năng gây tổn thất nghiêm trọng cho Israel.

Cuộc tấn công này đã tấn công trực tiếp vào Hod Hasharon, một thành phố lớn ở trung tâm Israel, tàn phá hàng trăm ngôi nhà và nhiều khu chung cư. Hàng triệu người dân Israel đã phải trú ẩn dưới các hầm an toàn, làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh tế trên diện rộng. Thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, nhà ở và giao thông đã để lại những “vết thương sâu” trong lòng xã hội Israel.

Đây là dấu mốc đỉnh điểm của cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia, phản ánh rõ tham vọng của Iran trong việc mở rộng ảnh hưởng và thách thức Israel. Với việc hàng triệu người dân Israel phải tìm nơi trú ẩn và toàn bộ nền kinh tế bị đình trệ, Chính quyền Thủ tướng Netanyahu giờ đây phải đối mặt với thách thức to lớn nhất, khi sự leo thang xung đột không chỉ gây thiệt hại về người và của mà còn đặt Israel trước một tương lai đầy bất định.

Xung đột kéo dài với Hezbollah: Mối đe dọa lớn từ mặt trận phía Bắc

Không chỉ đối mặt với Iran, Israel còn phải giải quyết vấn đề căng thẳng ngày càng gia tăng với nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon. Kể từ giữa tháng 9, Hezbollah không ngừng leo thang căng thẳng bằng việc liên tục phóng hàng loạt tên lửa vào miền Bắc và Trung Israel, đặc biệt nhắm tới các thành phố chiến lược gần Haifa - trung tâm công nghiệp và kinh tế lớn bậc nhất của đất nước. Những cuộc tấn công này không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, mà còn khiến cuộc sống của hàng chục nghìn người dân Israel bị đảo lộn trong sự lo sợ và căng thẳng kéo dài.

Khói bốc lên từ hiện trường vụ không kích của Israel nhằm vào một khu dân cư ở vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon vào ngày 8/10/2024. Ảnh: AFP
Khói bốc lên từ hiện trường vụ không kích của Israel nhằm vào một khu dân cư ở vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon vào ngày 8/10/2024. Ảnh: AFP

Để đáp trả, quân đội Israel đã phát động nhiều cuộc không kích quy mô lớn, nhắm thẳng vào các căn cứ, kho vũ khí và cơ sở chỉ huy của Hezbollah tại Lebanon. Mặc dù đã tiêu diệt được một số lượng lớn các chỉ huy cấp cao và phá hủy nhiều cơ sở quan trọng của lực lượng này, Hezbollah vẫn chưa hề suy yếu hoàn toàn. Nhóm này tiếp tục áp dụng chiến lược du kích, tiến hành những đợt tấn công nhỏ lẻ nhưng vô cùng dồn dập, khiến cho Israel rơi vào một cuộc chiến tiêu hao không hồi kết.

Hezbollah, dù bị tổn thất nghiêm trọng, vẫn duy trì được khả năng tấn công từ xa, với các tên lửa có độ chính xác cao và tầm bắn đủ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các mục tiêu của Israel. Điều này đã đẩy đất nước Israel vào một tình thế căng thẳng chưa từng có, khi phải đối mặt với một kẻ thù ngoan cường từ phía Bắc mà không có dấu hiệu giảm bớt. Hơn nữa, cuộc xung đột kéo dài không chỉ bào mòn khả năng quân sự của Israel, mà còn gây ra những tác động sâu rộng về kinh tế và xã hội, đặc biệt là tại các khu vực miền Bắc, khi người dân phải liên tục sống trong tình trạng căng thẳng và lo sợ về an ninh.

Cuộc chiến tiêu hao giữa Israel và Hezbollah không chỉ là cuộc đối đầu quân sự, mà còn là bài toán “chiến lược dài hơi” đầy thử thách, đẩy Israel vào một cuộc khủng hoảng từ nhiều mặt, từ an ninh, kinh tế đến tinh thần của người dân. Căng thẳng này đe dọa trực tiếp sự ổn định của quốc gia và khu vực và được các chuyên gia dự báo sẽ trở thành một trong những “điểm nóng” nguy hiểm nhất Trung Đông trong thời gian tới.

“Thế khó” của Israel trước áp lực nội bộ và quốc tế

Các cuộc tấn công bất ngờ từ Iran đã đẩy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tình thế vô cùng nan giải. Ông phải đối mặt với áp lực nặng nề từ cả nội bộ và quốc tế, khi vừa phải đưa ra phản ứng đủ “mạnh” để bảo vệ Israel, vừa phải tránh để cuộc xung đột leo thang mất kiểm soát. Những quyết định sống còn giờ đây không chỉ định đoạt số phận của Israel mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định toàn khu vực Trung Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ảnh: Fenton
Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ảnh: Fenton

Bên trong nội bộ Israel, các lãnh đạo quân sự đã chia rẽ sâu sắc khi phải quyết định cách ứng phó với mối đe dọa từ Iran. Nhiều người kêu gọi trả đũa mạnh mẽ, tấn công vào các cơ sở hạt nhân và hệ thống dầu mỏ của Iran. Tuy nhiên, một phe khác cảnh báo rằng, việc này có thể “châm ngòi” cho một cuộc chiến tranh toàn diện, không chỉ với Iran mà còn với Hezbollah ở Lebanon và các lực lượng thân Iran tại Syria.

Trên trường quốc tế, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Thủ tướng Netanyahu kiềm chế, yêu cầu Israel phối hợp chặt chẽ với Washington trước bất kỳ hành động quân sự lớn nào. Chính quyền Tổng thống Biden lo ngại rằng, cuộc xung đột có thể biến thành một cuộc chiến khu vực quy mô lớn, trong khi Washington đang cố gắng giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Trung Đông.

Một trong những vấn đề gây áp lực lớn nhất đối với Chính quyền Thủ tướng Netanyahu hiện nay là số phận của hàng chục con tin Israel bị bắt giữ bởi nhóm Hamas tại Gaza. Từ đầu cuộc xung đột, Hamas đã bắt giữ hơn 200 con tin Israel, bao gồm cả binh lính và dân thường. Mặc dù Netanyahu đã cam kết sẽ đưa các con tin trở về an toàn, tiến triển trong các cuộc đàm phán với Hamas vẫn còn rất hạn chế.

Nhiều người chỉ trích Thủ tướng Netanyahu vì không có một chiến lược rõ ràng để giải cứu các con tin. Các cuộc đàm phán với Hamas, thông qua trung gian như Qatar và Ai Cập, đã kéo dài mà không đạt được kết quả cụ thể. Sự thiếu quyết đoán trong vấn đề này đã làm suy yếu uy tín của vị lãnh đạo này, đặc biệt là khi có những thông tin cho rằng một số con tin đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của quân đội Israel.

Đặc biệt, các tuyên bố của Thủ tướng Netanyahu rằng đã đưa về an toàn 155 con tin càng làm gia tăng sự phản đối từ dư luận khi phần lớn trong số đó thực chất đã thiệt mạng và chỉ được đưa về dưới dạng thi thể. Vấn đề này đang trở thành một điểm nóng trong chính trị nội bộ Israel, khi công chúng và gia đình các con tin ngày càng mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của chính phủ trong việc giải quyết khủng hoảng nhân đạo này.

“Ngã rẽ” nào cho tương lai Israel?

Cuộc đối đầu với Iran, Hezbollah và vấn đề con tin đã đẩy Israel vào một tình thế nan giải, đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của đất nước và khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Netanyahu. Mặc dù ông đã thành công trong việc củng cố quyền lực của mình trong nhiều năm qua, nhưng các cuộc khủng hoảng hiện tại đang đe dọa đến sự ổn định chính trị của Israel.

Giới chuyên gia cảnh báo rằng Israel không thể kéo dài cuộc chiến tiêu hao với Hezbollah và Iran mà không đối diện với những thiệt hại khủng khiếp về kinh tế và xã hội. Thêm vào đó, nếu không sớm giải quyết được vấn đề các con tin và các cuộc tấn công tên lửa liên tục, Thủ tướng Netanyahu có thể đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt hơn từ cả trong nước và cộng đồng quốc tế.

Sự phức tạp trong cuộc xung đột này không chỉ là một “phép thử” cho sức mạnh quân sự của Israel, mà còn là thước đo cho khả năng lãnh đạo và sự gắn kết xã hội của đất nước. Trong bối cảnh Israel đối mặt với nhiều thách thức từ cả bên ngoài và nội bộ, tương lai của đất nước này sẽ phụ thuộc vào cách mà Thủ tướng Benjamin Netanyahu và chính phủ của ông xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay. Liệu Israel sẽ tiếp tục duy trì vị thế là một quốc gia quân sự hùng mạnh, hay sẽ rơi vào vòng xoáy bất ổn chính trị, vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Huyền Trang (theo Haaretz)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dải Gaza

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện Kremlin cảnh báo xung đột

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Theo hãng tin TASS, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow là động thái 'leo thang mới'.
Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 21/11 có một số thông tin đáng chú ý về thực trạng vũ khí tầm xa của Ukraine và tình hình chiến sự Israel - Hamas.
Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk... là những thông tin nóng đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối ngày 21/11
Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa của Mỹ và Anh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến sự, song cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ leo thang nguy hiểm.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Nga vây ráp đơn vị Olgovskaya của Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine chiều ngày 21/11.
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đã có bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Ngày 20/11, buổi tọa đàm với chủ đề "Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" đã được tổ chức tại tại Venezuela.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?
Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Pakistan đã giới thiệu tên lửa hành trình phóng từ trên không Taimoor (ALCM), một bước đột phá mới trong sản xuất vũ khí công nghệ cao của quốc gia này.
Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Ngày 21/11, giá vàng thế giới tăng trong phiên thứ 4 liên tiếp, ở mức 2.657,41 USD/ounce, trong khi giá trị bitcoin đang hướng tới mốc kỷ lục 100.000 USD/BTC.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia được kỳ vọng tạo động lực quan trọng để nâng tầm quan hệ hai nước Việt Nam - Malaysia một cách toàn diện.
Ukraine

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Ukraine lần đầu tiên dùng tên lửa Storm Shadow được sản xuất bởi Anh tấn công vào lãnh thổ Nga, tạo sức ép sau đòn tấn công bằng tên lửa ATACMS của Mỹ trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói tiềm năng vũ khí hạt nhân Ukraine; Kiev lần đầu phóng tên lửa tầm xa của Anh tấn công lãnh thổ Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng 'cho Ukraine... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 21/11.
Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sớm tổ chức các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine.
Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 20/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại Lebanon và tuyên bố về thời gian kết thúc chiến sự Nga - Ukraine.
ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ nhằm thảo luận về những vấn đề an ninh khu vực.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 20/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới. Điều này đã được Tổng thống Pháp và Điện Elysee xác nhận.
Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Nga cảnh báo Ukraine về Thế chiến thứ 3; Ukraine bắn 6 tên lửa ATACMS vào sâu trong lãnh thổ Nga;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine trưa ngày 20/11.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Liên Hợp Quốc cảnh báo

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'nóng' sau khi Ukraine phóng tên lửa vào biên giới Nga

Liên Hợp Quốc lo ngại nguy cơ leo thang xung đột Nga - Ukraine sau vụ tấn công bằng tên lửa ATACMS của Ukraine vào khu vực biên giới Bryansk của Nga.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động