Chiến sự Trung Đông ngày 7/10:

Học thuyết quân sự Israel ‘lung lay’ trước ‘cơn bão’ chiến tranh đa mặt trận

Ngày 7/10, sau khi Iran tung hỏa lực ở Lebanon, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến đã làm lộ rõ 'lỗ hổng' trong chiến lược quân sự mà Israel theo đuổi bấy lâu.
Nga dội hỏa lực vào trung tâm tình báo Ukraine; Israel tổn thất nặng sau trận 'mưa' rocket của Hezbollah Vì sao ‘bàn tay sắt’ của Israel không ám sát được thủ lĩnh Hamas? Tên lửa Israel 'oanh tạc' trường học tại Gaza, hơn 100 người thương vong

Cuộc chiến đa mặt trận thách thức tầm nhìn chiến lược của Israel

Theo The Guardian, trong bối cảnh người dân Israel chuẩn bị cho lễ Rosh Hashanah, một trong những dịp Tết quan trọng nhất của đất nước, các đơn vị Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã chịu tổn thất nặng nề khi chiến đấu ở ít nhất 2 điểm nóng dọc biên giới Lebanon với nhiều thương vong. Đây là lời nhắc nhở nghiêm khắc về “cái giá phải trả” cho chiến tranh, dù Israel đã tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào Lebanon, gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng và làm hàng trăm người bị thương.

Quân đội Israel tập trung tại biên giới phía nam Lebanon. Ảnh: EPA
Quân đội Israel tập trung tại biên giới phía nam Lebanon. Ảnh: EPA

Hai tuần sau khi Israel thực hiện các đợt tấn công mạnh mẽ vào Hezbollah, bao gồm vụ ám sát thủ lĩnh của nhóm phiến quân Hồi giáo, ông Sayyed Hassan Nasrallah và nhiều lãnh đạo cấp cao khác, một sự thật dần được vén màn: Các cuộc tấn công tên lửa từ Iran nhằm vào Israel không hề “nhẹ nhàng” như các quan chức Israel tuyên bố ban đầu. Thay vào đó, đây là một cuộc tấn công có quy mô lớn, có khả năng áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel, đồng thời nhắm chính xác vào các căn cứ quân sự chiến lược.

Những sự kiện này làm dấy lên câu hỏi lớn về khả năng ứng phó của Israel, khi đất nước này phải chuẩn bị cho một phản ứng quân sự nguy hiểm đối với Iran. Hơn một năm kể từ khi cuộc chiến đa mặt trận của Israel bùng phát, chiến trường không chỉ giới hạn ở Lebanon mà đã mở rộng ra nhiều khu vực khác như Gaza, Yemen, Syria, Iraq và đặc biệt là Iran. Mặc dù từng nắm giữ ưu thế quân sự và tình báo, vị thế của Israel đang bị thách thức trên nhiều mặt trận khác nhau.

Nhà phân tích an ninh Israel Michael Milshtein , chia sẻ với tờ The Guardian rằng Israel đã đạt được nhiều "chiến thắng chiến thuật" nhưng lại thiếu "tầm nhìn chiến lược", và không có một chiến lược tổng thể để quản lý xung đột trên các mặt trận này. Cuộc chiến tranh đa mặt trận đã phơi bày những thiếu sót nghiêm trọng trong học thuyết quân sự mới của Israel, vốn dựa trên việc tiến hành các cuộc chiến ngắn hạn, quyết định nhằm vào các lực lượng phi nhà nước. Thay vì nhanh chóng đạt được mục tiêu như kế hoạch, Israel đang bị cuốn vào một cuộc chiến kéo dài và tiêu hao lực lượng.

Lý do Israel mở nhiều mặt trận cùng một thời điểm

Trong khi chiến dịch của Israel ở Dải Gaza thu hút nhiều sự chú ý, quân đội nước này trong nhiều tháng qua cũng chiến đấu trên một số mặt trận khác, khiến thời điểm hiện nay trở thành một trong những giai đoạn xung đột phức tạp nhất trong lịch sử 76 năm của đất nước.

Xe tăng quân đội Israel khai hỏa gần biên giới với Gaza ở miền nam Israel. Ảnh: AFP
Xe tăng quân đội Israel khai hỏa gần biên giới với Gaza ở miền nam Israel. Ảnh: AFP

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận họ đã tiến hành một chiến dịch chống khủng bố lớn vào đêm 27/8 tại các khu vực Jenin và Tulkarem ở phía Bắc Bờ Tây. Các cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn và thị trấn ở Bờ Tây diễn ra gần như hàng ngày và đã gia tăng kể từ ngày 7/10/2023. Hamas đã xâm nhập biên giới miền Nam Israel, cướp đi sinh mạng của 1.139 người và bắt giữ khoảng 240 người. Kể từ đó, chiến dịch của Israel đã khiến 40.534 người tử vong và 93.778 người khác bị thương ở Gaza.

Bên cạnh đó, dọc theo biên giới Israel-Liban, Israel và với Hezbollah đã đọ hỏa lực từ tháng 10/2023 khiến hàng trăm nghìn người ở cả hai bên biên giới phải di dời và hàng trăm người thiệt mạng. Vậy lý do nào khiến Israel lại sử dụng vũ lực để đối phó với nhiều lực lượng cùng một thời điểm như vậy?

Cuộc chiến chưa có hồi kết ở Gaza: Bất chấp việc phần lớn cơ sở hạ tầng quân sự của Hamas bị phá hủy và hàng chục nghìn người tử vong, dấu hiệu về hồi kết của giao tranh ở Gaza vẫn mơ hồ. Đàm phán tiếp theo về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza đang đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh Hamas sẵn sàng đàm phán dựa trên các đề xuất do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra vào ngày 2/7 nhưng sẽ không chấp nhận các điều kiện mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra. Theo tờ The New York Times, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ muốn một lệnh ngừng bắn tạm thời, trong khi thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar lại muốn dừng hoàn toàn.

Bạo lực leo thang tại Bờ Tây: Israel kiểm soát Bờ Tây từ năm 1967. Kể từ đó, nước này đã xây dựng và mở rộng nhiều khu định cư. Cộng đồng quốc tế coi các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là bất hợp pháp vì xây dựng trên phần đất bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967. Quân đội Israel vẫn duy trì sự hiện diện rộng rãi trên khắp Bờ Tây, một phần là để bảo vệ khoảng 500.000 người Israel đang sống trong các khu định cư và để trấn áp các nhóm vũ trang Palestine, bao gồm cả Hamas, thực hiện các cuộc tấn công khủng bố. Nhiều nhóm vũ trang Palestine phản đối sự tồn tại của nhà nước Israel và hoạt động nhiều hơn trong những năm gần đây khi sự chiếm đóng của Israel ngày càng dai dẳng, gần như chấm dứt giấc mơ về một nhà nước Palestine.

Biên giới Israel-Liban căng thẳng: Lực lượng Hezbollah tại Liban đã nhắm hỏa lực vào Israel để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine ngay sau vụ tấn công ngày 7/10/2023. Kể từ đó, Israel và Hezbollah đã trao đổi hỏa lực xuyên biên giới thường xuyên. Israel tuyên bố sẽ không ngừng nhắm vào mục tiêu Hezbollah cho đến khi người dân miền Bắc Israel, khoảng 60.000 người buộc phải di dời do giao tranh, được trở về nhà an toàn. Ngược lại, Hezbollah đã cam kết sẽ tiếp tục phóng rocket và thiết bị bay không người lái đến Israel cho đến khi lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza được thực hiện. Khi chưa thấy hồi kết ở Gaza, cuộc chiến ở Liban có thể sẽ kéo dài, làm tăng khả năng “tính toán sai lầm” của cả hai bên.

Israel mắc kẹt trong “bẫy leo thang’’ không kiểm soát

Hamas, mặc dù đã bị Israel coi là một lực lượng quân sự yếu kém, vẫn duy trì sự hiện diện như một tổ chức du kích ở Gaza. Trong khi Israel đã tiến hành các cuộc tấn công dữ dội vào dải Gaza, giết hại hơn 40.000 người Palestine, làm hàng loạt khu vực bị san phẳng và khiến nhiều người dân phải di dời, cuộc chiến vẫn chưa dừng lại. Israel tiếp tục tấn công vào phía bắc Gaza trong nỗ lực ngăn chặn Hamas tái tập hợp lực lượng. Nhưng Hamas không phải là mối đe dọa duy nhất. Hezbollah, mặc dù đã mất đi nhiều lãnh đạo quan trọng, vẫn duy trì sức mạnh chiến đấu tại các làng ở miền nam Lebanon, nơi họ đã có gần hai thập kỷ để chuẩn bị cho cuộc xung đột này.

Tên lửa bắn về phía Israel từ Dải Gaza. Ảnh: AP
Tên lửa bắn về phía Israel từ Dải Gaza. Ảnh: AP

Trong khi đó, Iran tiếp tục gây sức ép lớn hơn. Các đợt tấn công tên lửa từ Tehran không chỉ đơn thuần là hành động trả đũa, mà còn thể hiện khả năng quân sự của Iran trong việc áp đặt thiệt hại nghiêm trọng cho Israel, khiến giới lãnh đạo Israel phải đau đầu tìm kiếm giải pháp. Nhiều chuyên gia dự báo rằng cuộc chiến với Iran có thể kéo dài và gây tổn thất lớn, mặc dù Israel sở hữu lợi thế vượt trội về năng lực quân sự.

Theo ông Carmiel Arbit, thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương, Israel có thể phải đối mặt với "cuộc xung đột kéo dài" trong bối cảnh với Iran leo thang. Điều này không chỉ khiến tần suất và mức độ trả đũa ngày càng gia tăng, mà còn có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn nếu không được kiểm soát. Cộng đồng quốc tế lo ngại rằng, nếu tình hình không được kiềm chế, nó có thể trở thành một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu, thay vì chỉ là một cuộc chiến tiêu hao ở khu vực Trung Đông.

Ông Nicole Grajewski, thành viên của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cảnh báo về khả năng một chuỗi các cuộc tấn công và trả đũa kéo dài giữa Iran và Israel có thể đẩy Tehran vào một thế khó lường: “Các cuộc tấn công tên lửa của Iran có thể phơi bày những hạn chế quân sự của cả hai bên, đồng thời tạo ra một chu kỳ xung đột không mang lại thay đổi đáng kể về mặt chiến lược, nhưng có nguy cơ khiến Tehran lựa chọn các biện pháp phản ứng cực đoan hơn.”

Nhà phân tích quân sự hàng đầu của Haaretz, ông Amos Harel, nhận định rằng cuộc đối đầu hiện tại đang trở thành “cuộc chạy đua” giữa khả năng sản xuất và phát triển công nghệ tấn công của Iran, so với hệ thống đánh chặn và phòng thủ của Israel. Trong khi Israel vẫn đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ, nước này ngày càng lún sâu vào một cuộc xung đột lan rộng mà không có giải pháp rõ ràng.

Ông Anthony Pfaff, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ, cảnh báo về nguy cơ Israel rơi vào "bẫy leo thang" khi đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa leo thang chiến tranh và duy trì nguyên trạng. Ông Pfaff lập luận rằng: “Nếu Israel tiếp tục leo thang căng thẳng, điều này có thể vượt quá khả năng kiểm soát quân sự của họ. Nhưng nếu lựa chọn nguyên trạng, tức là không tiêu diệt được Hamas và vẫn phải đối phó với các cuộc tấn công khủng bố, Israel cũng không cải thiện được tình hình an ninh của mình. Điều này vô tình tạo ra lợi thế cho Iran và Hezbollah, đồng thời củng cố chiến lược chiến tranh ủy nhiệm của họ.”

Trong bối cảnh cuộc xung đột ngày càng leo thang, Israel đang đối mặt với một thách thức không chỉ về mặt quân sự mà còn về tầm nhìn chiến lược dài hạn. Liệu quốc gia này có thể tránh khỏi vòng xoáy leo thang và tìm ra giải pháp bền vững cho cuộc chiến đang ngày càng phức tạp này hay không, vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải.

Huyền Trang (theo The Guardian, The New York Times)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dải Gaza

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga - Ukraine tối 14/5: Nga kiểm soát cụm đảo Dnieper

Chiến sự Nga - Ukraine tối 14/5: Nga kiểm soát cụm đảo Dnieper

Moskva kiểm soát cụm đảo Dnieper; lính Ukraine đầu hàng hàng loạt ở Donetsk... là những tin "nóng" có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 14/5.
E-methanol mở ra kỷ nguyên nhiên liệu sạch cho vận tải biển

E-methanol mở ra kỷ nguyên nhiên liệu sạch cho vận tải biển

Nhà máy e-methanol thương mại đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động tại Đan Mạch, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Ukraine giới thiệu pháo phản lực

Ukraine giới thiệu pháo phản lực 'Tornado-G' nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/5: Ukraine giới thiệu pháo phản lực “Tornado-G” nội địa khi sửa đổi pháo phản lực Grad trên khung gầm vận tải hoàn toàn mới.
Hiệp định IFD: Thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC

Hiệp định IFD: Thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC

Hiệp định tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển-IFD sẽ thúc đẩy đáng kể dòng vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế toàn diện, thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC.
APEC bàn về trí tuệ nhân tạo và hội nhập tại Jeju

APEC bàn về trí tuệ nhân tạo và hội nhập tại Jeju

Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC, các quan chức cấp cao đã nhóm họp tại Hàn Quốc để thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, kết nối và thịnh vượng.

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng quan trọng cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Nền tảng quan trọng cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Từ 15-16/5, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC (MRT) sẽ được diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc với chủ đề “Xây dựng tương lai bền vững: Kết nối, đổi mới, thịnh vượng”.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5: Phòng tuyến Chasov Yar bị phá vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5: Phòng tuyến Chasov Yar bị phá vỡ

Moskva bẻ gãy mũi phản công của Kiev; Nga 'đục thủng' phòng tuyến Chasov Yar;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5.
Israel trang bị

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/5: Israel trang bị “giáp lồng” trên xe tăng Merkava, khi phải mở kho đưa xe tăng Merkava Mk-3 với hệ thống giáp bổ sung.
Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Thị trường tài chính toàn cầu đồng loạt khởi sắc sau khi Hoa Kỳ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc hạ thuế và nối lại hợp tác thương mại.
Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá rất cao kết quả đàm phán thương mại giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ. Kết quả này sẽ mang lại sự ổn định cho nền kinh tế thế giới.
Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cuộc đàm phán kinh tế, thương mại cấp cao giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ đạt được tiến triển đáng kể, giảm mạnh thuế song phương.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5: Nga tấn công Maryino, siết vây Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5: Nga tấn công Maryino, siết vây Konstantinovka

Romanovka thất thủ, Nga siết vây Konstantinovka; Nga đột phá Maryino, Ukraine chao đảo... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5.
Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận quan trọng với Trung Quốc nhằm giảm thuế quan, loại bỏ các biện pháp trả đũa, duy trì mức thuế cơ bản giữa hai nước.
Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 9,13 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng.
Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/5: Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình mới, khi các chứng cứ cho thấy phía Nga sử dụng vũ khí có tầm bắn tới 500km.
Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Thị trường ô tô Trung Quốc tăng trưởng 3 tháng liên tiếp nhờ chính sách hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe sử dụng năng lượng mới (xe điện và PHEV) của Chính phủ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5: Nga siết vòng vây Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5: Nga siết vòng vây Pokrovsk

Moskva đáp trả vụ tấn công UAV vào Belgorod; Nga siết vây Pokrovsk, lính Ukraine rút chạy... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5.
Chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5: Nga dội bão UAV xuống Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5: Nga dội bão UAV xuống Ukraine

Phòng không Ukraine chật vật trước mưa tên lửa Nga; 891 UAV Nga dội xuống Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/5: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới LGM-35A Sentinel. Đây là tên lửa đẩy ba tầng, sử dụng vật liệu mới.
Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/5: Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng ra mặt trận. Các xe tăng sẽ được bổ sung trang bị cần thiết.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Belgorod rung chuyển vì UAV Ukraine; MiG-35 chặn đứng đòn tấn công của UAV Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5.
Dàn vũ khí

Dàn vũ khí 'khủng' tham gia lễ duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Vào 10h giờ Moscow ngày 9/5 (14h giờ Hà Nội), lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã diễn ra ở Quảng trường Đỏ.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chỉ huy Ukraine phản lệnh, rút lui khỏi Kursk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5.
Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Nhân dịp Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, đánh dấu thời khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện, tờ Tass điểm lại những con số và sự kiện đáng chú ý.
Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Ngay sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt gửi lời chúc mừng.
Mobile VerionPhiên bản di động