Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới

8 năm qua, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã tập trung khai thác tiềm năng, khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế khu vực biên giới.
Kon Tum: Hơn 1.000 học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang của người dân tộc thiểu số PC Kon Tum bàn giao căn nhà tình nghĩa thứ 6 trong năm 2022

Vượt khó, giành nhiều thành tựu

Huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum được thành lập đầu năm 2015 trên cơ sở tách ra từ huyện Sa Thầy. Đây là huyện biên giới, tiếp giáp với huyện Đun Mia và huyện Tà Veng của tỉnh Ratanakiri (Campuchia); có 3 xã là Ia Đal, Ia Dom và Ia Tơi chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Khi thành lập huyện, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém; nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với cây lúa cạn và sắn là chủ lực; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì. Trường lớp, y tế cơ sở, giao thông chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên việc giảng dạy, học tập, khám, chữa bệnh, đi lại gặp nhiều khó khăn.

Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới
Ia H’Drai từng bước xây dựng hạ tầng đồng bộ

Từ một vùng biên giới thuần nông, sau 8 năm tập trung khai thác tiềm năng, khơi thông nguồn lực, đến nay sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Ia H’Drai đã phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Người dân đã mạnh dạn đưa các loại cây, con giống có giá trị kinh tế để nuôi, trồng như chăn nuôi bò, dê, cá chình bông, cá lăng; trồng cà phê, mít, bưởi, cam… và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng mang lại hiệu quả.

Năm 2022, kinh tế huyện Ia H’Drai tăng trưởng vượt bậc. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 9.065 tỷ đồng, đạt 150% kế hoạch, tăng 60% cùng kỳ năm 2021; diện tích gieo trồng đạt 28.755 ha. Chăn nuôi phát triển khá với đàn gia súc hơn 7.543 con, tăng gấp 5 lần, đàn gia cầm hơn 44.000 con, tăng gần 3 lần so với năm 2015. Diện tích ao, hồ gần 30 ha với 112 lồng nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sê San mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, hơn 59.000 ha rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tỷ lệ độ che phủ rừng trên 86%. Các công trình điện, trường học, dự án giao thông nông thôn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 đang được khẩn trương hoàn thiện. Dự kiến hết năm 2022, hoàn thành 14 thôn đạt chuẩn nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xã Ia Dom đạt chuẩn nông thôn mới, các xã Ia Đal và Ia Tơi đạt chuẩn 13/19 tiêu chí.

Công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng khá. Trong gần 8 năm qua, huyện đã phát triển thêm 15 cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến; thành lập 15 hợp tác xã hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn thấp, huyện Ia H’Drai đã vận dụng sáng tạo các cơ chế, phù hợp với thực tiễn để tạo nguồn lực đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm và các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường vào khu sản xuất tập trung; các dự án khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng Khu trung tâm hành chính huyện, dự án cầu Drai, công trình cấp nước sinh hoạt... được ưu tiên triển khai đầu tư đã góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới.

Cùng với đó, hoạt động thương mại - dịch vụ được quan tâm mở rộng. Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn ngày càng hiệu quả; dịch vụ vận tải với số phương tiện đều tăng hằng năm. Các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như đại lý xăng dầu, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng bước đầu được hình thành. Bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ; các dịch vụ về thông tin, thiết bị điện tử, tin học... được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến nay, 100% các cơ quan Đảng, chính quyền đã kết nối mạng truyền số liệu; đã hình thành việc cung ứng các dịch vụ công đến người dân và tổ chức, góp phần cải cách thủ tục hành chính, phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả.

Khai thác tiềm năng, nâng cao đời sống nhân dân

Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị huyện Ia H’Drai phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi trở ngại, quyết tâm xây dựng huyện biên giới phát triển toàn diện, bền vững. Vừa bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc vừa tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển cây công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển vùng chuyên canh cây cao su gắn với công nghệ chế biến. Đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, cây dược liệu; nghiên cứu phát triển các loại cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời, liên kết với các khu vực, các địa phương từ khâu trồng nguyên liệu đến khâu chế biến, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Ia H’Drai - Kon Tum: Khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế biên giới
Làng chài Sê San - nơi nuôi cá tập trung của huyện Ia H’Drai

Thứ hai, có cơ chế thu hút đầu tư; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản, hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu (mủ cao su, trái cây, dược liệu, nuôi trồng và chế biến thủy sản nước ngọt lòng hồ thủy điện Sê San), đầu tư, phát triển chăn nuôi gia súc với quy mô trang trại tập trung, kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình.

Thứ ba, phát triển công nghiệp theo định hướng cụ thể về thủy điện, chế biến cao su, khai khoáng, phù hợp với nhu cầu thị trường và bảo đảm yêu cầu về môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với phát triển dịch vụ, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá và gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học.

Thứ tư, tích cực chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để hình thành các doanh nghiệp nòng cốt, đủ tiêu chuẩn hội nhập. Có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - kỹ thuật vào địa bàn. Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại khu vực biên giới.

Thứ năm, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ. Trong đó chú trọng về cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xây dựng Trung tâm hành chính huyện đạt đô thị loại V vào năm 2025; đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp, đáp ứng việc di dời, tập trung các cơ sở sản xuất chế biến; đẩy nhanh các thủ tục mở cửa khẩu phụ Hồ Le tạo điều kiện cho nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia và tại khu vực biên giới được qua lại, giao lưu, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới 2 huyện giáp biên.

Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; khai thác một số điểm du lịch lòng hồ Sê San, thác nước, dã ngoại… và thưởng thức văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Coi phát triển du lịch là động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Với quyết tâm chính trị, Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc huyện Ia H’Drai nỗ lực khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động, khơi thông mọi nguồn lực nhằm phát triển bền vững; phấn đấu đưa huyện Ia H’Drai trở thành huyện kiểu mẫu vùng biên giới, một trong những điểm đến định cư, sản xuất, kinh doanh tin cậy, hấp dẫn người dân và doanh nghiệp trong chặng đường đi tới.

Nguyễn Khánh Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động