Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững

Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã quy hoạch gần 400 ha đất trồng cây dược liệu quý nhằm tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững
Thừa Thiên Huế: Đời sống nhân dân vùng nông thôn, miền núi từng bước được cải thiện Thừa Thiên Huế: Đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, nhằm biến những lợi thế, tiềm năng của địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế, giúp người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, huyện đã xây dựng vùng quy hoạch gần 400 ha đất trồng cây dược liệu quý tại các xã có đông DTTS.

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững
Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra công tác trồng cây dược liệu tại huyện A Lưới

Bên cạnh đó, huyện A Lưới đang thực hiện Dự án “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý” nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I và theo kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, với tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng.

Nhằm cụ thể hoá các hoạt động của Dự án, vừa qua UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư dự án cây dược liệu thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Với mục tiêu lựa chọn được loài dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện A Lưới. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và lợi thế của huyện A Lưới nhằm xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, sẽ khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường, nhằm phát huy tiềm năng nguyên liệu và lao động tại chỗ, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững huyện A Lưới giai đoạn 2022-2025.

Các dự án phát triển dược liệu quý được triển khai thực hiện tại địa bàn huyện A Lưới, tập trung ở xã Hồng Bắc, Quảng Nhâm và một số xã khác sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án có sử dụng trên 50% là lao động nữ); thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025.

Theo đánh giá, huyện A Lưới có thời tiết, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên thuận lợi để triển khai trồng các loại dược liệu quý như ba kích, bách hộ, cà gai leo, hà thủ ô, hoài sơn, hy thiêm, mạch môn, nhân trần, sa nhân tím, sâm bố chính, thiên niên kiện, sạ cạn. Trên thực tế, thời gian qua, đồng bào các DTTS ở A Lưới cũng đã phát huy lợi thế này trồng các loại cây như sâm bố chính, cà gai leo, gừng gió, thiên niên kiện…..và đã trở thành cây chủ lực để đồng bào các DTTS ở A Lưới tăng thu nhập.

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế): Phát triển cây dược liệu hướng đến giảm nghèo bền vững
Sau thời gian trồng, chăm sóc cây Sâm Bố Chính phát triển tốt tại huyện miền núi A Lưới

Theo Ban quản lý rừng cộng đồng xã A Roàng, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hiện nay có hơn 60 hộ đồng bào DTTS trong xã cùng nhau trồng cây dược liệu thiên niên kiện và gừng gió với diện tích hơn 2 ha. Đây là loại cây thích hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Sau gần 3 năm trồng, cây thiên niên kiện và gừng gió phát triển tốt và cho thu hoạch. Tuy nhiên, bà con chỉ khai thác một phần, phần còn lại để cây tái sinh cho thu hoạch hàng năm, gần với quy luật tự nhiên.

“Khi khai thác, một phần cây sẽ được giữ lại trồng vụ mới chứ không khai thác hoàn toàn. Sau 3 năm trồng và thu hoạch, bà con đã có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống”, đại diện Ban quản lý rừng cộng đồng xã A Roàng, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế cho biết.

Tại xã Quảng Nhâm người dân cho biết, sau thời gian trồng, chăm sóc nhận thấy cây Sâm Bố Chính rất phù hợp với chất đất và vùng khí hậu tại đây. Ngoài ra, nhiều hộ đồng bào còn trồng thêm cây cà gai leo cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn xã có gần 10ha cà gai leo với khoảng 25 hộ tham gia trồng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, phát triển dược liệu là một chủ trương lớn, tỉnh và huyện ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề này. Trong đó, người dân và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành dự án phát triển vùng dược liệu cho A Lưới.

"Dự án trồng cây dược liệu ở A Lưới là một quyết sách mang tính chiến lược. Dự án thành công, A Lưới sẽ trở thành vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS, góp phần vào sự thành công chung của Chương trình mục tiêu Quốc gia và quyết tâm đến hết năm 2025 huyện A Lưới sẽ thoát ra khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết thêm.

Trước đó, năm 2018 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định chủ trương đầu tư dự án: Trồng và chăm sóc cây dược liệu tại xã Hương Phong, huyện A Lưới. Mục tiêu dự án là trồng và chăm sóc cây dược liệu với sản lượng 33,1 tấn dược liệu/năm. Sản phẩm đầu ra là sản phẩm thô nguyên liệu các loại cây dược liệu Sầu đâu Ấn Độ, Bìm bịp, Lá đắng, Dây thần thông, Dây đau xương, Riềng, Cà gai leo, Chùm ngây, Chanh Thái.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Hà Tĩnh: Kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc

Hà Tĩnh: Kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc

Ngành Công Thương Hà Tĩnh đã đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm đặc sản, nông sản của bà con miền núi, vùng dân tộc.
Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa

Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa

Những người có uy tín ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình tựa như “cánh chim đầu đàn” là điểm tựa giúp thôn, xã ấm no...
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hòa Bình: Hơn 150 tác phẩm ảnh ghi lại vẻ đẹp, cuộc sống người dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Hơn 150 tác phẩm ảnh ghi lại vẻ đẹp, cuộc sống người dân tộc thiểu số

Ngày 22/10, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình tổ chức tổng kết và bế mạc Trại sáng tác nhiếp ảnh năm 2023 tại huyện Mai Châu với nhiều tác phẩm ấn tượng...

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Mô hình nuôi gà của anh Lý Văn Tiếp (xã Bằng Cả, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được chính quyền địa phương và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá cao.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc tận dụng ưu thế của thương mại điện tử là giải pháp bền vững.
Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Mồ côi cha, mẹ bỏ đi không rõ tung tích, từ nhỏ cô bé dân tộc Mông - Thò Thị Dính (Đồng Văn,tỉnh Hà Giang) vẫn luôn nuôi dưỡng ước mở trở thành nghệ sỹ múa.
Thái Nguyên: Đầu tư phát triển chợ để thúc đẩy giao thương

Thái Nguyên: Đầu tư phát triển chợ để thúc đẩy giao thương

Chợ xã Liên Minh (Võ Nhai, Thái Nguyên) vừa được bàn giao để đi vào hoạt động. Chợ mới được xây dựng với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học về làm việc tại hợp tác xã

Hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học về làm việc tại hợp tác xã

Dự thảo Nghị định quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã đề xuất hỗ trợ lương, thưởng cho người tốt nghiệp đại học làm việc tại hợp tác xã.
Trà Vinh: Tăng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên sàn thương mại điện tử

Trà Vinh: Tăng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên sàn thương mại điện tử

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, Trà Vinh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Do đặc điểm là một tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Hà Giang các tiểu vùng thời tiết khí hậu và những dòng sản phẩm OCOP đặc thù của bà con.
Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Bò vàng là giống bò có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện của Hà Giang (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nên còn được gọi là bò Mông.
Nông dân, hợp tác xã đề xuất ‘cởi trói’ về vấn đề vốn, đất đai, thị trường

Nông dân, hợp tác xã đề xuất ‘cởi trói’ về vấn đề vốn, đất đai, thị trường

Nhiều nông dân, hợp tác xã cho biết đang gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, vay vốn và tiếp cận thị trường,...
Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Lai Châu: Gìn giữ “lộc trời” nơi núi rừng biên cương

Phong Thổ (Lai Châu) là một trong những vùng chè cổ thụ của cả nước với những gốc chè quý giá lên đến 900 năm tuổi.
Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xây dựng thành công thương hiệu cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, cải thiện đời sống bà con.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 10%.
Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt đã tạo cho tỉnh tiểu vùng thời tiết khí hậu đặc thù và yếu tố nông hóa thổ nhưỡng đặc trưng.
Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Với đồng bào dân tộc Mông, khi kết hôn, dựng nhà mới, chủ gia đình chọn ngày lành, tháng tốt đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà và mời, đón, rước thần giữ lửa vào nhà.
Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Tăng giá trị cho sản phẩm chè Shan tuyết

Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vừa công bố và trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố.
Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Ngăn chặn và xử lý sâm nhập lậu: Còn nhiều thách thức

Giá sâm Ngọc Linh trên 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu 120 triệu đồng/kg; trong khi một số loại sâm nhập lậu, trôi nổi trên thị trường giá chỉ vài triệu đồng/kg
Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Không chỉ phục vụ thị trường nội địa, nông sản Yên Bái còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động