Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới trong tình hình mới

Huy động sức mạnh tổng hợp

Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân. Với nhân dân khu vực biên giới, trong đó chiếm phần lớn là đồng bào DTTS, bảo vệ biên giới vừa là trách nhiệm lớn lao, vừa là tình cảm thiêng liêng với đất nước, với dân tộc.
Huy động sức mạnh tổng hợp
Bộ đội biên phòng bám dân, giữ biển

Nhiều mô hình hiệu quả

Nước ta có chung 4.510 km đường biên giới với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, trải dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam, giáp với 2 tỉnh biên giới của Trung Quốc, 10 tỉnh biên giới của Lào và Campuchia. Những năm qua, trong quá trình quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia đã xuất hiện nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Trong đó, phải kể tới những mô hình như: “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới”; “Tổ tàu thuyền, bến bãi an toàn”; “Tổ tự quản an ninh trật tự thôn, bản”; “Tổ đoàn kết đảm bảo an ninh trật tự”; “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”... Các mô hình này không chỉ khơi dậy tinh thần đoàn kết của bà con, đồng bào dân tộc trong lúc khó khăn, hoạn nạn; mà hơn thế còn góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện dọc miền chân sóng Gio Linh (Quảng Trị) là một ví dụ. Với việc thành lập Tổ tự quản tàu thuyền, bến bãi thôn 4 (Gio Hải), tàu thuyền, ngư lưới cụ, hỗ trợ trong khai thác, đánh bắt hải sản… của các thành viên trong ban đã được bảo vệ an toàn. Tổ tự quản tàu thuyền bến bãi còn thường xuyên tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản cho ngư dân trên biển cũng như cung cấp các nguồn tin có giá trị, cùng với lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng các vùng quê miền biển huyện Gio Linh.

Với vùng biên giới tỉnh Gia Lai – giáp với tỉnh Ratanakiri (Campuchia), từ mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” đầu tiên được thực hiện năm 2012, giữa làng Mook Đen 1, (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) và làng Pó Lớn (xã Pó Nhầy, huyện Ô Gia Đao, tỉnh Ratanakiri), đến nay, các xã biên giới của Gia Lai đã có thêm 3 cặp cụm dân cư giữa Việt Nam và Campuchia. Thông qua hoạt động kết nghĩa này, các lực lượng chức năng đã lồng ghép tuyên truyền các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chống lại các luận điệu gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Campuchia; đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, mua bán, trao đổi. Cũng nhờ các hoạt động trên, lực lượng biên phòng đã nắm được nhiều nguồn tin có giá trị, phục vụ tốt cho công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.

Toàn dân tham gia bảo vệ đường biên

Đến nay, cả nước có hơn 3.500 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới, gần 2.000 tổ tàu thuyền an toàn, 382 bến bãi an toàn, người dân ký kết nhận tự quản 3.262 km đường biên giới, 2.345 mốc quốc giới đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như: Nhận thức về vị trí, vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia tại một số địa phương còn chưa cao. Nhiều mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới hoạt động có hiệu quả nhưng chưa được phổ biến nhân rộng. Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch bố trí dân cư và chính sách hỗ trợ để đưa dân ra ở khu vực biên giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức; chế độ chính sách đãi ngộ, ưu tiên cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia còn nhiều bất cập.

Trước những tồn tại này, ngày 9/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, nhấn mạnh đến việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Bên cạnh việc được hỗ trợ trang thiết bị, thông tin, tài liệu, điều kiện sản xuất, sinh hoạt, các cá nhân, tổ chức nếu có thành tích xuất sắc sẽ được khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.

Sau khi có Chỉ thị số 01, nhiều tỉnh có đường biên giới đã tổ chức các “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” trên địa bàn hai tuyến biên giới. Với các hoạt động này, nhận thức, ý thức của người dân về chủ quyền biên giới, biển đảo đã tăng lên rõ rệt. Đa số người dân vùng biên sẵn sàng tham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ biên giới, hải đảo, mốc quốc giới. Việc tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ lợi ích quốc gia ở khu vực biên giới, vùng biển… cũng thu hút được sự tham gia tích cực của người dân.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao