Hướng tới giải pháp tối ưu cho thương mại điện tử
Thương mại điện tử 29/11/2018 16:59 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông MobiFone phát biểu khai mạc |
Dịch vụ SMS cho TMĐT ngày càng tăng
Báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, ước tính trung bình trên 500.000 đơn hàng được giao dịch trong một ngày. Nếu một đơn hàng phát sinh trung bình 3 tin nhắn (tin nhắn xác nhận đơn hàng, thông báo chuyển hàng và giao hàng thành công), thì nhu cầu ước tính 450 triệu tin nhắn/năm với riêng dịch vụ chăm sóc khách hàng, chưa tính các nhu cầu về quảng cáo, tương tác, xác nhận mua đơn hàng bằng tin nhắn OTP.
Với tốc độ phát triển trung bình của thị trường TMĐT từ 20 – 30%/năm, nhu cầu sử dụng tin nhắn để tương tác với khách hàng của doanh nghiệp TMĐT sẽ ngày càng lớn.
Tại hội thảo, giải pháp SMS order cũng được Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đưa ra và coi đó là một trong những giải pháp tối ưu cho TMĐT bao gồm 3 gói tin tương ứng với nhu cầu của từng đơn vị TMĐT trải dài trong toàn bộ quá trình xử lý đơn hàng đảm bảo việc xác thực, tăng uy tín và tỷ lệ thành công cho các đơn hàng TMĐT.
Theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, giải pháp SMS Oder là một trong những công cụ quản lý tốt để đẩy mạnh phát triển TMĐT. Bên cạnh dịch vụ SMS cho TMĐT, nhóm dịch vụ SMS phục vụ người dân, doanh nghiệp khi tham gia các dịch vụ hành chính công trực tuyến cũng cho thấy tiềm năng lớn về dịch vụ khi xu hướng điện tử hóa các dịch vụ hành chính công đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc theo chủ trương phát triển Chính phủ điện tử. “Khi mới triển khai chương trình, mới chỉ có nhà mạng Viettel tham gia và có gói cho các doanh nghiệp, nhưng hôm nay đã có thêm nhà mạng Mobifone, sắp tới trong tương lai rất gần các nhà mạng còn lại cũng sẽ nỗ lực để đưa ra những giải pháp tốt hơn nữa. Như vậy thì việc phủ sóng gói SMS Oder này cho tất cả các doanh nghiệp TMĐT”, ông ông Đặng Hoàng Hải nhấn mạnh.
![]() |
Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu tại hội thảo |
Chỉ ra những tiện ích từ dịch vụ SMS cho TMĐT, ông Lê Đức Anh- Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) khẳng định, dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với hoạt động TMĐT.
Tăng độ tin cậy với TMĐT
Đối với hoạt động quản lý Nhà nước, hiện nay chưa có một công cụ hiệu quả nào giúp Bộ Công Thương quản lý, thống kê được giao dịch trên thị trường một cách hiệu quả. Dịch vụ tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu nếu được sử dụng phổ biến, có thể trở thành một giải pháp thống kê hiệu quả giúp cơ quan chủ quản nắm bắt được tình hình phát triển của thị trường TMĐT. “Việc sử dụng tin nhắn để giải quyết các đơn hàng TMĐT vẫn là lựa chọn tối ưu, điều này cũng nhằm thể hiện sự tin cậy và đảm bảo sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp”, ông Đặng Hoàng Hải chia sẻ.
![]() |
Ông Lê Đức Anh- Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) giới thiệu các giải pháp Marketing và chia sẻ về dịch vụ SMS Order |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Phạm Thanh Huyền- Giám đốc Trung tâm quảng cáo số Công ty CP Truyền thông VNG cho biết, đơn vị được đại diện cho Bộ Công Thương và các nhà mạng triển khai dịch vụ SMS Oder. Hiện nay, VNG đã làm việc với 7 đơn vị TMĐT lớn ở Việt Nam và tất cả các đơn vì đều hoàn toàn nhất trí với việc sử dụng dịch vụ SMS Oder. Theo đó sử dụng dịch vụ này doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí. “Vì một tin nhắn thông thường sẽ là 500 đồng/tin, tùy thuộc vào nội dung tin nhắn nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu sử dụng dịch vụ SMS Oder thì một gói 3 tin chỉ có 800 đồng. Có nghĩa là trung bình chỉ hơn 200 đồng/tin, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 40% chi phí”- bà Phạm Thanh Huyền khẳng định.
Trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp đánh giá về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam, trong đó, việc doanh nghiệp có triển khai nhắn tin thông báo về giao dịch cho khách hàng một cách minh bạch sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết

Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số

Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Tạo liên kết vùng thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm

Lazada hai năm liên tiếp được “xướng tên” là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc

Tác động của đại dịch đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của thương mại điện tử B2B

Xu hướng bán lẻ đa kênh ngày càng được nhân rộng

Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng

Năm 2022: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xuất khẩu trực tuyến trên Amazon tăng hơn 45%

Xuất khẩu kỹ thuật số Việt Nam: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong năm 2023

Doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu kỹ thuật số 2023

Bộ Công Thương hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng thẻ CCCD gắn chip

Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm trong thương mại điện tử

Tổng cục Thuế: Facebook, Google, TikTok, Netfix, Apple…đã nộp hơn 3.444 tỷ đồng tiền thuế

Nhìn lại thị trường thương mại điện tử 2022: Năm bước ngoặt cho tăng trưởng bền vững

Longform | Ngành Công Thương Quảng Ninh nỗ lực chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện

Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tăng mạnh

Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới

Hội thảo Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững

Ngày 2/12, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo “Thương mại điện tử - Xu thế phát triển bền vững”

Gỡ đầu ra cho nông sản qua thương mại điện tử: Hình thành chuỗi liên kết từ 6 nhà
