Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ sặc sữa an toàn
Xã hội 10/03/2023 10:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất huyết não do bị bế xốc: Cảnh báo hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh Cấp cứu một trẻ em, máy bay Vietnam Airlines đi Nhật Bản quay đầu lại sân bay Nội Bài |
Những biểu hiện trẻ sặc sữa
BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm - Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương – chia sẻ: Sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
![]() |
Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ sặc sữa an toàn |
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân sặc sữa: Do trẻ bú, ăn không đúng tư thế; cho bú quá no; cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho. Sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều.
Ngoài ra thường xảy ra với trẻ sinh non tháng nên phản xạ bú - nuốt kém; trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch...
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sặc sữa như ho, sặc sụa, ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần hết sức bình tĩnh để sơ cứu một cách an toàn.
Sơ cứu trẻ sặc sữa như thế nào để an toàn?
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Ngọc Toán - Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng – hướng dẫn cấp cứu trẻ sặc sữa kịp thời với trẻ nếu còn tỉnh:
Bước 1, gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.
Bước 2, nếu thuận tiện cởi áo của trẻ bộc lộ ngực
Bước 3, cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng. Tránh gây áp lực lên phần mềm vùng hầu họng
Bước 4, sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước
Bước 5, sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.
Bước 6, lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.
Bước 7, ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1giây, cố gắng tạo áp lực đủ để tống dị vật ra ngoài.
Bước 8, lặp lại chu kì 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến khi lấy được dị vật hoặc khi trẻ không đáp ứng.
Nếu trẻ bất tỉnh: Bước 1, gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.
Bước 2, ngay lập tức ép tim – hỗ trợ hô hấp trẻ với kỹ thuật 2 ngón tay, với tần số 30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình); 15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu). Độ sâu khi ép ngực: 4cm hoặc 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực. Mỗi lần chuẩn bị thổi ngạt, kiểm tra vùng miệng họng của trẻ tìm dị vật
Nếu thấy dị vật có thể dễ dàng lấy ra thì dùng tay lấy dị vật ra, không dùng tay móc mù trong miệng trẻ, có thể làm dị vật tụt sâu hơn.
Nếu không thấy dị vật hoặc không chắc chắn, tiếp tục cấp cứu
Bước 3, sau khoảng 2 phút ép tim, gọi cấp cứu 115 nếu chưa có ai giúp đỡ.
Kỹ thuật hô hấp miệng – miệng và mũi cho trẻ nhỏ
Bước 1, giữ cho đường thở mở với tư thế đầu phù hợp bằng kỹ thuật ngửa đầu – nâng cằm
Bước 2, hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ hoặc hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng người cấp cứu lên miệng của trẻ. Kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, gan bàn tay tì lên trán trẻ
Bước 3, thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần.
Bước 4, nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.
Bước 5, nếu lồng ngực vẫn không phồng lên, chuyển sang kỹ thuật hô hấp miệng miệng.
Biện pháp phòng tránh sặc sữa ở trẻ em
Khi cho bú: Bế trẻ ở tư thế đầu cao, cho bé bú từ từ, không vội vàng, nhất là với trẻ sinh non tháng. Quan sát trẻ trong khi bú, thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa. Nếu thấy trẻ không muốn ăn, sữa còn trong miệng hoặc khi trẻ ho hoặc khóc thì nên ngừng cho bú, nếu cho ăn bằng thìa thì không nên đổ tiếp.
Với trẻ bú bình: Lỗ thông đầu vú không nên đục quá rộng, chỉ nên đục 1 – 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí dẫn tới trớ sữa sau ăn;
Sau khi bú xong: Nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ 15 - 20 phút, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc. Khi phát hiện trẻ bị trớ, ngay lập tức cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên và lau sạch sữa ở miệng trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ bú khi đang nằm ngủ, đang khóc hoặc ho; không đùa với trẻ khi đang bú vì dễ khiến trẻ cười dẫn tới sặc sữa. Với những trẻ hay bị nôn trớ, nên cho ăn giảm lượng sữa mỗi bữa và tăng số lượng bữa ăn lên...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Chính thức khởi tranh giải Thể thao Sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ 9 - Khu vực Miền Bắc

Đề xuất đầu tư 5.750 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn

Nâng cao nhận thức của học sinh và thanh niên ở nông thôn về nghề nghiệp

Nhiều khách hàng chủ động chuẩn hoá thông tin thuê bao di động

Ngày hội việc làm: Hơn 100 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại HUFI
Tin cùng chuyên mục

Xe cấp cứu bốc cháy, nữ bệnh nhân chuyển tuyến bị bỏng nặng

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu rà soát vụ khách "gánh" 3 loại phí tại Tân Sơn Nhất

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm bổ thận An Vương quảng cáo sai sự thật

Lùm xùm 4 biển số xe đẹp tại Đồng Nai: Biển số 60B6-888.88 khách trả mua 1,5 tỷ đồng

Đắk Nông: Kịp thời cứu mẹ ôm con nhỏ có ý định nhảy lầu tự tử

Việt Nam - ILO: Hướng tới việc làm thỏa đáng, bền vững cho mọi người

Bước ngoặt chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm

Tài xế “chặt chém” khách du lịch bị phạt hơn 12 triệu đồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo bền vững

Báo động tình trạng đuối nước trẻ em ở Tây Nguyên

Đồng hành với thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, lập nghiệp

Vườn quốc gia U Minh Hạ “gồng mình” chống nắng hạn

Lạng Sơn: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hoạt động trở lại sau 9 ngày đóng cửa

TP. Hồ Chí Minh: Sở Giao thông vận tải lên tiếng việc tăng phí taxi vào sân bay Tân Sơn Nhất

Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Tâm Anh

Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Thanh Hóa: Tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng chất gây nghiện

Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đi vào hoạt động
