Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6: Không để thiếu hàng, sốt giá các mặt hàng thiết yếu

Không để thiếu hàng, sốt giá các mặt hàng thiết yếu, kể cả xăng dầu là nội dung chính tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 6 diễn ra sáng 29/6.
Công tác điều hành thị trường trong nước năm 2021: Minh bạch, kịp thời, hiệu quả Bộ Công Thương: Cung - cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cơ bản ổn định

Thị trường trong nước 6 tháng đầu năm: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước do bà Lê Thị Hồng, Trưởng phòng quản lý cung cầu – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) báo cáo tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 6 cho thấy, thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua vẫn chịu tác động mạnh mẽ của những biến động về địa chính trị, nguồn cung cũng như giá cả hàng hóa trên thế giới.

MM đã có hơn 10 năm hợp tác với hàng trăm nông dân để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm sạch khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”
Đảm bảo cung cầu hàng hóa trong những tháng đầu năm

Cụ thể, trong tháng 6, thị trường hàng hóa thế giới trong tháng 6 tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị. Nhìn chung, hầu hết giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới trong tháng 6 có xu hướng tăng giảm đan xen. Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong tháng 6 tăng nhẹ so với tháng trước.

Ngày 22/6, giá dầu Brent ở mức 117,45 USD/thùng, dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 106,19 USD/thùng. Bình quân tháng 6/2022, giá dầu Brent tăng khoảng 5,5%, giá dầu WTI tăng khoảng 6,18% so với bình quân tháng 5/2022 và vẫn đang diễn biến phức tạp.

Ở thị trường trong nước, tháng 6, thời tiết đã vào mùa nắng nóng, là thời gian học sinh đã nghỉ hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tăng mạnh. Lưu thông hàng hóa trên thị trường vẫn diễn ra sôi động và gần như không còn bị hạn chế của dịch bệnh Covid-19. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm, giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá trên thị trường thế giới và chi phí đầu vào tăng.

Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng tiếp tục xu hướng tăng do ảnh hưởng của giá và những bất ổn về nguồn cung trên thị trường thế giới trước những bất ổn chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số nước cung cấp các mặt hàng này.

Sáu tháng đầu năm 2022, lưu thông hàng hóa trên thị trường không còn chịu tác động quá lớn của dịch bệnh Covid-19. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng. Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng đầu năm vừa qua, mặc dù thị trường hàng hóa trong nước cũng chịu tác động của thị trường thế giới nhưng nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt trong những giai đoạn nhu cầu tăng mạnh như Tết Nguyên đán, giai đoạn mùa vụ sản xuất...

Giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng như xăng dầu tăng khá cao. ” Để bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới” – bà Hồng cho hay.

Với những diễn biến như vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 6 đạt 472 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ghi nhận: „Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng 7,9%, đây là mức tăng khá cao trong nhiều năm trở lại đây”.

Cùng với mức tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Tiếp tục ổn định nguồn cung và giá cả hàng hóa

Nửa cuối năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của các vấn đề địa chính trị và các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 nên tiềm ẩn nhiều biến động. Giá hàng hóa trên thị trường thế giới sẽ có thể còn tăng và ở mức cao nên sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá hàng hóa trong nước. Trong nước, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và có chính sách điều hành kịp thời để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên, giá hàng hóa sẽ chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên sẽ vẫn ở mức cao.

Đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ổn định thị trường. Đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ, giá xăng dầu thời gian tới dự báo vẫn phụ thuộc diễn biến căng thẳng chính trị giữa Nga - Ucraina và chính sách cấm vận của Châu Âu với Nga. Giá xăng dầu có thể dao động từ 100-120 USD/thùng, nếu căng thẳng chính trị giữa Nga và Ucraina leo thang, nhưng khó lên 150 USD như một số dự báo vì các nước sẽ có biện pháp ngăn chặn đà tăng của giá xăng dầu.

“Ở trong nước, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội cam kết đảm bảo nguồn cung cho thị trường xăng dầu đến hết quý 3” – đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ.

Trước đó, vào ngày 22/6, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã có cuộc làm việc với Bộ Tài chính xung quanh các kiến nghị liên quan đến thuế và chi phí. Hiệp hội đã có kiến nghị giảm thuế MFN từ 20% hiện nay xuống 10% hoặc 8% thay vì 12% như Bộ Tài chính đề xuất. Bên cạnh đó, giảm kịch khung thuế môi trường và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ Tài chính đã có phản hồi về việc đang xin ý kiến về giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường.

Phản hồi lại kiến nghị này, Bộ Tài chính cho biết, trước mắt là Bộ đang xin ý kiến để tiếp tục giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường. Còn thuế MFN, Bộ Tài chính cũng ghi nhận và sẽ nghiên cứu để có mức giảm hợp lý, nếu giảm về 10% hoặc 8% thì cần có thời hạn. Còn riêng với thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu muốn giảm phải trình Quốc hội theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Về nguồn cung, đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, hiện nay, Tập đoàn đã chủ động nhập khẩu xăng dầu từ các nước. Tuy nhiên bất lợi hiện nay là giá đang rất cao.

Ông Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho tiêu dùng trong nước là mục tiêu mà Bộ Công Thương đề ra và quyết tâm thực hiện. Để hoàn thành mục tiêu này, từ đầu năm đến nay, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn đã chạy hơn 100% công suất. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp và các đơn vị tăng cường nguồn cung, đảm bảo từ nay đến quý 3, quý 4, trên cơ sở cam kết của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ chuẩn bị sẵn các kịch bản để bằng mọi cách đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Cùng với mặt hàng xăng dầu, để ổn định nguồn cung các hàng hóa thiết yếu khác, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, ban hành chính sách an sinh xã hội hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội nhằm giảm bớt khó khăn cho đời sống của người dân trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay.

Bộ Công Thương cũng chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tổ chức tốt công tác thông tin dự báo để chủ động, bám sát thị trường trong công tác điều hành thị trường trong nước, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, Tổ Điều hành trong nước đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước, hỗ trợ cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch của Chính phủ.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Bộ Công Thương và các doanh nghiệp bán lẻ đều kỳ vọng sức mua tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng dịp này.
Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng hôm nay tăng giảm liên tục. Giá vàng SJC bán ra 120 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra 115,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm rồi lại tăng nhanh.
Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp với 1,12% lên mức 390 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

Ban Chỉ đạo xây dựng Sàn giao dịch thịt heo TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm để rà soát, tổng hợp.
Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Mặc dù trong một tuần giao dịch trở lại đây, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới đã ghi nhận đợt hạ nhiệt đáng kể.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Giá dầu Brent đã giảm 1,96%, xuống mốc 66,12 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng giao dầu WTI vào tháng 6 cũng ghi nhận mức giảm tới 2,2%, lên mốc 62,27 USD/thùng
Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng hôm nay giảm mạnh sau chỉ đạo chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng. Giá vàng nhẫn 115 triệu đồng/lượng bán ra, vàng SJC có giá 119,5 triệu đồng/lượng.
Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Làn sóng mở rộng mạng lưới cửa hàng, du lịch phục hồi mạnh mẽ, sự nhập cuộc của những “ông lớn” bán lẻ cho thấy ngành bán lẻ đang tràn đầy cơ hội bứt phá.
Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), sầu riêng (Long An), thanh long đỏ (Bình Thuận),… hội tụ tại Không gian trưng bày “Tinh hoa trái cây Việt” tại Hà Nội.
Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica phục hồi với mức tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm nhẹ 0,42% xuống mức 5.231 USD/tấn.
Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Vụ sữa giả gây chấn động khiến người tiêu dùng cảnh giác, các ngành chức năng tăng cường siết chặt hậu kiểm lập lại trật tự thị trường.
Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng hôm nay 22/4 tăng cao chưa từng có. Giá vàng tăng, nhu cầu mua vàng lập đỉnh, hàng dài người xếp hàng mua vàng đầu tư nhưng cửa hàng hết vàng để bán.
Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, vàng SJC tăng so với ngày cuối tuần. Giá vàng tăng, người dân xếp hàng dài chờ mua vàng, khiến cung không đủ cầu.
Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Truyền thông thang máy kỹ thuật số mang đến sự tiếp cận gần gũi với người tiêu dùng đã đẩy thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc.
Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê Arabica lên mức 8.278 USD/tấn, tăng 4,98%; giá cà phê Robusta tăng 3,02% so với giá tuần trước, hồi phục tại mức giá 5.253 USD/tấn.
Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư

Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư 'lướt sóng' thành …lỗ nặng

Giá vàng hôm nay, giá vàng đột ngột giảm rất mạnh. Sau 24h, mỗi lượng vàng SJC bán ra giảm đến 6 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng giảm rất mạnh.
Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Giá vàng tăng từng giờ, từng ngày, lên mức cao chưa từng có thì nhu cầu mua vàng cũng leo thang. Ham lợi nhuận, nhiều người đã bán "trao tay" trước tiệm vàng.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent chạm mốc 67,96 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 3,2%. Giá dầu WTI cũng lên tới 3,54%, dừng ở mốc 64,68 USD/thùng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, lấy lại mốc 8.290 USD/tấn và xác lập mức cao nhất trong hơn một tuần qua.
Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch liên thông với thế giới tăng 27,73% so với cùng kỳ, tăng gần 26,5% so với quý trước, đạt trung bình 6.500 tỷ đồng mỗi ngày.
Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tăng sốc, lên mức cao chưa từng có. Vàng miếng SJC 111 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 110,5 triệu đồng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Khép lại phiên giao dịch, giá đậu tương mở rộng đà suy yếu trong phiên giao dịch, khép lại với mức điều chỉnh 0,55% xuống mức 380 USD/tấn.
Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng hôm nay, giá vàng trong nước tăng phi mã, xác lập kỷ lục giá mới. Giá vàng miếng SJC tăng chóng mặt, cán mốc 108 triệu đồng/lượng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch; giá dầu Brent tăng nhẹ 0,19%, lên mốc 64,88 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng leo lên mốc 61,53 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 0,05%.
Mobile VerionPhiên bản di động