Hộp thư bạn đọc ngày 17/2: Sơn Minano có dấu hiệu bị xâm phạm, sữa Ovisure Gold mập mờ nguồn gốc

PV

PV

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được thông tin về việc nhãn hiệu sơn Minano có dấu hiệu bị xâm phạm, nghi vấn về nguồn gốc sữa hạt Ovisure Gold...
Hộp thư bạn đọc ngày 10/2: Dấu hiệu sai phạm tại dự án Usilk City, Victory Tower và Công ty Việt Nhật Hộp thư bạn đọc ngày 14/2: Sữa tăng cân Hiweight lừa dối người tiêu dùng, Multi Juice bán hàng đa cấp?

Báo Công Thương nhận được một số thông tin phản ánh: Hãng sơn Minano bị xâm phạm nhãn hiệu; Nghi vấn về nguồn gốc sản phẩm sữa hạt Ovisure gold; hàng vạn mét vuông đất ở Cảng Việt Trì bị sử dụng trái mục đích.

Công ty cổ phần Minano Group phản ánh: Hàng loạt mẫu mã sản phẩm mang thương hiệu sơn Minano đang có dấu hiệu bị xâm phạm bởi Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Milan (Công ty Milan, thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội).

Theo phản ánh, trước đây, ông Hoàng Đức Chung (hiện là Giám đốc Công ty Minano) và bà Trần Thị Trang (Giám đốc Công ty Milan) cùng các cổ đông khác có hợp tác sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu sơn Minano tại Công ty Cổ phần Minano Group. Sau đó, Minano Group và các cổ đông góp cổ phần mở thêm Công ty Milan cũng chuyên về sản xuất sơn. Trong quá trình hoạt động nhận thấy có nhiều bất cập về hoạt động sản xuất, kinh doanh, ông Chung đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của các cổ đông để sở hữu 100% cổ phần tại Công ty Minano. Từ ngày 15/10/2022, phía Công ty Minano hoàn toàn không liên quan đến quá trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với Công ty Milan.

Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Hoàng Đức Chung đã thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Minano từ bà Trang sang ông Chung. Khi hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng, thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định, giữa Công ty Minano với Công ty Milan là hai pháp nhân độc lập.

Hộp thư bạn đọc ngày 17/2: Nghi vấn về chất lượng Sữa hạt Ovisure Gold
Hình ảnh các thùng sơn mang nhãn hiệu Minano tại xưởng sản xuất của Công ty Milan trong ngày 30/11/2022. Ảnh bạn đọc cung cấp

Trước đó, ngày 10/8/2022, Công ty Minano được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cấp Giấy chứng nhận chất lượng và nhãn hiệu sơn Minano cho mã sản phẩm sơn nội ngoại thất như: M68; M66; M800; M100; M33; M88... theo số chứng nhận: TQC 5.1738.1.

Tuy nhiên, từ sau khi nhận chuyển nhượng, theo phản ánh, Công ty Minano phát hiện Công ty Milan tiếp tục tự ý sản xuất sơn kém chất lượng để đóng gói vào các thùng sơn mang tên công ty Minano bán ra thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, thương hiệu, vi phạm. Thậm chí, theo phản ánh, phía Milan tiếp tục cho in tem hàng hóa theo nội dung tem cũ mang nhãn hiệu Minano để dán trên các thùng sơn?

Cụ thể, theo hình ảnh phía Công ty Minano phản ánh cho thấy: Công ty Milan đã đổ sơn M100 dung tích 18l (sơn kinh tế do Milan sản xuất với giá 70.000 - 80.000 đồng/hộp) đóng gói vào các vỏ thùng sơn cao cấp của Công ty Minano như M500 (sơn lót kháng kiềm ngoại thất), M22 (sơn bán bóng nội thất cao), M200 (sơn lót nội thất).

Được biết loại sơn M100 do Công ty Milan sản xuất chỉ có giá 70.000 - 80.000 đồng/hộp, khi đóng vào những vỏ thùng sơn cao cấp của Công ty Minano có thể bán lên gấp rất nhiều lần giá trị, từ 1,5 triệu đồng đến hơn 3,5 triệu đồng, tùy từng loại sơn. Phía Công ty Minano cho rằng, Công ty Milan đã đẩy những sản phẩm có dấu hiệu vi phạm nhãn mác, thương hiệu, chất lượng của Minano ra thị trường khiến Công ty Minano bị ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và thương hiệu.

Liên quan vấn đề này, trao đổi với Báo Công Thương, bà Trần Thị Trang, Giám đốc Công ty Milan thừa nhận có nhận gia công sản xuất sơn cho Minano nhưng phía Minano không lấy hàng nên đã sang chiết sơn sang thùng khác để trả vỏ cho Minano?

Công ty Minano đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ sự việc, bảo đảm hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Sau khi đăng tải những thông tin kể trên, ngày 3/3/2023, Báo Công Thương nhận được đơn phản ánh đề nghị đăng phản hồi báo chí của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Milan (gọi tắt là Công ty Milan – PV) địa chỉ thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội.

Đơn đề nghị đăng phản hồi báo chí do bà Trần Thị Trang ký cho rằng: Công ty Milan khẳng định nội dung phản ánh của Báo Công Thương là một chiều, có những thông tin không đúng sự thật và chưa được kiểm chứng về các nội dung gồm: Phía Công ty Minano hoàn toàn không liên quan đến quá trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với Công ty Milan; Công ty Milan tự ý sản xuất sơn kém chất lượng bán ra thị trường; Công ty Milan tự ý in tem hàng hóa mang nhãn hiệu Minano; Công ty Milan tự ý đổ sơn (giá trị thấp) vào thùng sơn Minano (có giá trị cao) rồi đem bán cho khách hàng.Việc phản ánh của Báo Công Thương gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh doanh sản xuất của công ty.

Về những nội dung phản ánh của Công ty Milan, Báo Công Thương khẳng định việc đăng tải thông tin trong mục Hộp thư bạn đọc là có cơ sở, có kiểm chứng và thông tin khách quan, đa chiều, liên hệ trao đổi trước với bà Trần Thị Trang, Giám đốc Công ty Milan. Ý kiến của bà Trang đã được trích dẫn vào bài viết với nội dung: “Liên quan vấn đề này, trao đổi với Báo Công Thương, bà Trần Thị Trang, Giám đốc Công ty Milan thừa nhận có nhận gia công sản xuất sơn cho Minano nhưng phía Minano không lấy hàng nên đã sang chiết sơn sang thùng khác để trả vỏ cho Minano?”.

Trong đơn, Công ty Milan cho rằng: Công ty Milan là đơn vị sản xuất sơn thực tế cho Công ty Minano có hợp đồng và đối chiếu công nợ của hai bên xác nhận. Báo đăng tải “Phía Công ty Minano hoàn toàn không liên quan đến quá trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với Công ty Milan” một chiều, không đúng sự thật.

Tuy nhiên, trong nội dung đăng tải, Báo Công Thương đã không phủ nhận việc Công ty Milan và Minano có hợp tác sản xuất sơn. Trong bài báo đã trích dẫn rõ “ông Hoàng Đức Chung (hiện là Giám đốc Công ty Minano) và bà Trần Thị Trang (Giám đốc Công ty Milan) cùng các cổ đông khác có hợp tác sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu sơn Minano tại Công ty Cổ phần Minano Group. Sau đó, Minano Group và các cổ đông góp cổ phần mở thêm Công ty Milan cũng chuyên về sản xuất sơn. Trong quá trình hoạt động nhận thấy có nhiều bất cập về hoạt động sản xuất, kinh doanh, ông Chung đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của các cổ đông để sở hữu 100% cổ phần tại Công ty Minano. Từ ngày 15/10/2022, phía Công ty Minano hoàn toàn không liên quan đến quá trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với Công ty Milan”.

Đồng thời, ngày 15/10/2022, ông Hoàng Đức Chung đã ký các hợp đồng mua cổ phần Số 01/2022/HĐCN-HN, Số 02/2022/HĐCN-HN, Số 03/2022/HĐCN-HN, Số 04/2022/HĐCN-HN, Số 05/2022/HĐCN-HN, Số 06/2022/HĐCN-HN của bà Trang và các tổ chức, cá nhân liên quan. Cũng trong ngày 15/10/2022, Công ty Minano đã có Văn bản số 11/2022/TB gửi Phòng Đăng ký kinh doanh TP Hà Nội về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Trần Thị Trang sang ông Hoàng Đức Chung.

Vì vậy, Báo Công Thương nêu trước đó Công ty Minano có hợp tác sản xuất sơn mang nhãn hiệu Minano với Công ty Milan. Từ ngày 15/10/2022 đến nay, phía Công ty Minano hoàn toàn không liên quan đến quá trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với Công ty Milan là đúng.

Công ty Milan cho rằng Báo Công Thương đăng tải nội dung: Công ty Milan tự ý sản xuất sơn kém chất lượng bán ra thị trường là sai sự thật. Công ty Milan cam kết sản xuất đúng với chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sản xuất sơn kém chất lượng.

Về vấn đề này, căn cứ vào các tài liệu, thông tin thu thập được, Báo Công Thương nêu là có cơ sở. Báo đã tìm hiểu thực tế và thu thập phản hồi thông tin tại nhiều đại lý nhập những lô hàng mang nhãn hiệu của Minano được chuyển từ Công ty Milan có dấu hiệu kém chất lượng nên có cửa hàng đã trả lại số lượng lớn.

Cụ thể, Công ty TNHH Quang Thanh Bình (đại lý sơn của Công ty Minano), địa chỉ tại số 11 Núi Đầu, Ngô Quyền, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn đã cung cấp tài liệu và thừa nhận ký vào bảng kiểm kê chi tiết hàng đổi trả. Theo đó, ông Phạm Minh Cường (Giám đốc Công ty Quang Thanh Bình) đã ký vào bảng chi tiết hàng trả lại cho Công ty Minano với số lượng 131 thùng và vỏ lon sơn. Ông Cường khẳng định đây là sản phẩm mang nhãn hiệu Minano nhập từ Công ty Milan vào hồi tháng 11/2022 sau thời điểm ngày 15/10/2022, ông Chung đã sở hữu toàn bộ cổ phần Công ty Minano.

Ngoài ra, tài liệu phóng viên thu thập được thể hiện, đại lý Thắng Thùy Bắc Giang (tại xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) có sản phẩm ghi chữ M22 (nhãn mác ghi ngày sản xuất 30/11/2022). Trong một clip ghi vào ngày 1/12/2022, chủ cơ sở cho biết đã lấy lô hàng của bà Trần Thị Trang (Công ty Milan) và nói: “Đây là sơn kinh tế, bản chất là ruột của sơn M100 nhưng đóng vào vỏ M200, M500”.

Vì vậy, nội dung Báo Công Thương đăng tải là có cơ sở.

Đối với nội dung Báo Công Thương đăng tải Công ty Milan đã tự ý in tem hàng hóa mang nhãn hiệu Minano, phía Công ty Milan cho rằng, doanh nghiệp không tự ý in tem hàng hóa mà đây là do Công ty Minano cung cấp để sản xuất sơn. Báo Công Thương cho rằng, thông tin báo nêu chỉ ghi nhận phản ánh nghi vấn với nội dung: « Thậm chí, theo phản ánh, phía Milan tiếp tục cho in tem hàng hóa theo nội dung tem cũ mang nhãn hiệu Minano để dán trên các thùng sơn? »

Những nghi vấn này là có cơ sở bởi, hồ sơ thể hiện sau ngày 15/10/2022, Công ty Minano và Công ty Milan không ký bất kỳ hợp đồng nào về sản xuất, kinh doanh sơn mang nhãn hiệu Minano.

Đồng thời, ngày 4/11/2022, Công ty Minano đã có Văn bản số 0411 yêu cầu Công ty Milan tạm dừng sản xuất toàn bộ các mặt hàng và không được phép đưa các sản phẩm của Minano ra thị trường khi chưa có sự đồng ý của Minano.

Tuy nhiên, phản ánh từ đại lý Công ty Minano tại số 251 đường Chính Hữu, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh cho thấy có những vỏ thùng sơn ký hiệu M800 mang nhãn hiệu Minano ghi ngày sản xuất là 7/11/2022. Trong phiếu vận chuyển, có ghi rõ số lượng vận chuyển là 10 thùng sơn Minano được xác nhận bằng tin nhắn của bà Trần Thị Trang. Trong tin nhắn với zalo do bạn đọc cung cấp (có hình ảnh của bà Trần Thị Trang) thể hiện nội dung: “Anh ơi, bên MNN đặt hàng sản xuất nhưng không lấy, giờ đi gia công ở các xưởng khác. Em còn nhiều hàng MNN, em để giá sản xuất. Anh lấy giúp em 1 đơn nhé”. Nội dung tin nhắn này có kèm bảng giá sơn Minano.

Bên cạnh đó, chủ cửa hàng sơn tại xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang xác nhận trong một clip đã nhập từ bà Trần Thị Trang (Công ty Milan) lô hàng là sơn kinh tế, bản chất là ruột của sơn M100 nhưng đóng vào vỏ M200, M500.

Cùng với đó, ngày 6/1/2023, Cục Bản quyền tác giả đã xác nhận cấp Giấy chứng quyền tác giả đối với logo Minano. Tuy nhiên, theo hình ảnh thu thập được, trong ngày 07/01/2023, rất nhiều vỏ thùng sơn mang thương hiệu Minano vẫn tồn tại trong xưởng sản xuất của Công ty Milan.

Trong đơn phản ánh, Công ty Milan còn cho rằng, doanh nghiệp hoàn toàn không tự ý đổ sơn Milan (giá trị thấp) vào thùng sơn Minano (giá trị cao) rồi đem bán cho khách hàng. Tuy nhiên, ngay chính trong đơn phản ánh, Công ty Milan đã thừa nhận rằng doanh nghiệp đã tự sang chiết hàng tồn của Minano đã đặt nhưng không nhận, không thanh toán mặc dù Công ty Milan đã có văn bản thông báo sản phẩm đó nếu không thanh toán theo thời hạn đã thỏa thuận thì sẽ thuộc tài sản của Công ty Milan và Công ty Milan có quyền bán thanh lý và định đoạt tài sản đó.

Đồng thời, ghi nhận thực tế tại clip phóng viên thu thập được cho thấy: Ngày 01/12/2022, ông Thắng chủ đại lý Thắng Thùy thừa nhận trong clip đã nhập từ bà Trần Thị Trang (Công ty Milan) lô hàng là sơn kinh tế, bản chất là ruột của sơn với mã ký hiệu M100 nhưng đóng vào vỏ sơn ký hiệu M200 và loại M500.

Sau khi nhận được đơn phản ánh, toà soạn đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại người gửi đơn và mời bà Trang đến tòa soạn để làm rõ các vấn đề vào ngày 6/3. Phía bà Trang cho rằng phải gửi giấy mời bằng văn bản. Đến ngày 8/3/2023, Báo Công Thương đã gửi Giấy mời số 118/BCT-ĐT ghi rõ: “Căn cứ quy định của pháp luật về giải quyết đơn, để làm rõ một số nội dung nêu trong đơn và cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng chứng minh, Báo Công Thương đề nghị Công ty Milan sắp xếp buổi làm việc vào lúc 14h ngày 10/3/2023 tại tầng 10 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội”.

Tuy nhiên, đến ngày 10/3, bà Trang và đại diện Công ty Milan tiếp tục từ chối buổi làm việc. Song trên cơ sở thông tin được xác minh, Báo Công Thương có công văn phản hồi về sự việc và sẽ tiếp tục làm rõ theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc phản ánh: Do có nhu cầu sử dụng sữa về xương khớp, người này đã tìm hiểu sản phẩm sữa hạt Ovisure Gold do Công ty cổ phần Dược phẩm Galien (số 11 hẻm 72/73/59 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) phân phối.

Trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm, khách hàng nhắn tin vào fanpage “Sữa hạt xương khớp chính hãng Ovisure Gold - Hoa Kỳ”. Sau khi để lại số điện thoại, nhân viên tư vấn đã liên hệ chăm sóc. Tuy nhiên, khi khách hàng thắc mắc về nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu Hoa Kỳ hay chuyển đổi công nghệ từ đơn vị nào thì không được giải đáp, chỉ nhận được câu trả lời mập mờ không rõ ràng.

Khách hàng rất quan ngại về nguồn gốc sản phẩm sữa hạt Ovisure Gold nên đề nghị Báo Công Thương thông tin để giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Bởi lẽ, đây là sản phẩm chủ yếu cho người lớn tuổi, được công chiếu trên HTV9 và THVL, được khá nhiều người tin tưởng nên vấn đề nguồn gốc xuất xứ cần được công bố rõ ràng.

Hộp thư bạn đọc ngày 17/2: Sơn Minano có dấu hiệu bị xâm phạm, sữa Ovisure Gold mập mờ nguồn gốc
Khách hàng nghi vấn về nguồn gốc sản phẩm của sữa hạt Ovisure Gold

Theo tìm hiểu, hiện nay, trên các website, mạng xã hội, sản phẩm này đã sử dụng hình ảnh nghệ sĩ, chuyên gia... quảng cáo có dấu hiệu "thổi phồng" chất lượng giống như một loại thuốc chữa bệnh về xương khớp.

Thông tin phản ánh: Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã công bố kết luận về công tác quản lý, sử dụng đất, bảo vệ môi trường; việc quản lý tài sản sau khi cổ phần hoá và kết quả chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước tại Cảng Việt Trì (thuộc Tổng công ty Vận tải thuỷ - CTCP), phường Bến Gót, TP. Việt Trì.

Kết quả thanh tra cho thấy, dù hợp đồng là cho thuê kho, bãi để lưu giữ hàng hoá nhưng 7 doanh nghiệp đã lắp đặt máy móc và có hiện tượng để hoạt động sản xuất trên diện tích mà doanh nghiệp thuê lại của Cảng Việt Trì.

Danh sách các công ty sai phạm bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn DTH Protech (lắp đặt 6 lò đúc nhôm, 2 máy đánh sỉ, 1 hệ thống xử lý khí thải với diện tích 1.263 m2); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Trung Kiên (1 dây chuyền sản xuất viên nén gỗ, 1 hệ thống xử lý bụi với diện tích 1.031m2); Công ty trách nhiệm hữu hạn Như Hồng Bảo (1 máy sàn than, diện tích 3.462m2); Công ty trách nhiệm hữu hạn Đạt Đức (1 máy sàng than, diện tích 4.566m2); Công ty trách nhiệm hữu hạn Venus (3 băng chuyền sàn than, 1 hệ thống tạo ẩm, 2 bể nước với diện tích 7.006m2); Công ty Cổ phần Vương Anh (hiện tại có các dây chuyền nghiền, sàng nguyên liệu, diện tích 24.754m2) và Công ty cổ phần Đầu tư HHG (1 máy nghiền, 1 máy rửa nguyên liệu, với diện tích 4.510m2).

Thanh tra tỉnh yêu cầu Cảng Việt Trì phối hợp với những doanh nghiệp trên tháo dỡ các thiết bị máy móc xong trước 31/3/2023.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hộp thư bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam 'vô tư' rao bán xe điện Durable thuộc diện cấm lưu thông?

Dòng xe điện Durable thuộc diện cấm lưu thông nhưng vẫn được Công ty TNHH Hamachi Việt Nam đưa ra thị trường, cung cấp cho khách hàng có nhu cầu.
Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ

Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ 'bốc hơi'

Website bán xe điện Hokido biến mất không lý do, trong khi có thêm nhiều người tiêu dùng phàn nàn về chất lượng của hãng xe này.
Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Không chỉ bị người dùng phản ánh kém chất lượng, xe điện Hokido của Công ty TNHH Hamachi Việt Nam phân phối còn vướng nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ.
Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh Công ty TNHH Tốp Tên không cung cấp thông tin hải quan, giấy tờ nhập khẩu đồng hồ…
Hộp thư bạn đọc ngày 11/10: Phản ánh về bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc ngày 11/10: Phản ánh về bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh liên quan đến dự án làm đường tại phường Phú Diễn, bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở (Hà Nội)...

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận thông tin phản ánh liên quan đến thực phẩm bổ sung Hoa Nhất; hoạt động bãi trông giữ xe trái phép tại phường Yên Sở.
Quảng Bình: Tuyến đường 1,8km xuống cấp, 4 doanh nghiệp hứa nhưng mãi không sửa

Quảng Bình: Tuyến đường 1,8km xuống cấp, 4 doanh nghiệp hứa nhưng mãi không sửa

Tuyến đường 1,8km đi qua địa bàn thị trấn Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Bắc Ninh: Chủ tịch Mặt trận phường bị

Bắc Ninh: Chủ tịch Mặt trận phường bị 'tố' ký loạt hợp đồng giao đất công trái thẩm quyền

Người dân phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh phản ánh việc nguyên Bí thư thôn có hành vi ký hàng loạt hợp đồng giao đất đất công trái thẩm quyền?
Hộp thư bạn đọc ngày 12/9: Phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ

Hộp thư bạn đọc ngày 12/9: Phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ và hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp.
Nghi vấn tổ chức tour du lịch

Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao: Chính quyền nói gì?

Sau bài viết phản ánh về vụ việc, phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để tìm hiều thêm thông tin.
Quảng Bình: Nghi vấn tổ chức tour du lịch

Quảng Bình: Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao cho người cao tuổi

Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc một tổ chức có hình thức bán sản phẩm thực phẩm chức năng “không rõ ràng” với số tiền lớn cho người cao tuổi.
Hộp thư bạn đọc ngày 20/8: Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy

Hộp thư bạn đọc ngày 20/8: Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy

Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy, sản phẩm tại cửa hàng thương hiệu Owen thiếu hợp quy, Cửa hàng ABC – Mart không có tem nhãn phụ...
Trang facebook “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc thu tiền quảng cáo

Trang facebook “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc thu tiền quảng cáo

Trang mạng xã hội mang tên “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng bài quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc và thu tiền quảng cáo
Chủ đầu tư chung cư Phú Thạnh Apartment nợ quá hạn bao nhiêu tại Ngân hàng Việt Á?

Chủ đầu tư chung cư Phú Thạnh Apartment nợ quá hạn bao nhiêu tại Ngân hàng Việt Á?

Sau 12 năm mang hơn 200 căn hộ chung cư Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, Công ty 585 (chủ đầu tư) đang nợ quá hạn 188 tỷ đồng tại Ngân hàng Việt Á.
Chủ đầu tư mang hơn 200 căn hộ Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, cư dân hoang mang

Chủ đầu tư mang hơn 200 căn hộ Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, cư dân hoang mang

Hơn 200 hộ dân tại chung cư Phú Thạnh Apartment (số 53 đường Nguyễn Sơn, quận Tân Phú) hoang mang khi Ngân hàng Việt Á thông báo sẽ xiết nợ căn hộ của họ.
Hộp thư ngày 11/6: Phản ánh về ‘thần dược’ bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng

Hộp thư ngày 11/6: Phản ánh về ‘thần dược’ bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng

Hộp thư bạn đọc phản ánh “thần dược” bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng nhiều tiềm ẩn; Đồ sơ sinh Ếch Cốm thiếu chứng nhận hợp quy.
Hộp thư ngày 24/5: Phản ánh về công tác lập quy hoạch dự án của BQLDA Quảng Nam

Hộp thư ngày 24/5: Phản ánh về công tác lập quy hoạch dự án của BQLDA Quảng Nam

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh: BQLDA các KKT và KCN Quảng Nam “quên” thu hồi chi phí lập quy hoạch dự án của nhà đầu tư; vi phạm kê khai, thu nhập.
Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Tiếp nhận nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời vào cuộc xác minh, làm rõ.
Hộp thư ngày 8/5: Công ty Global Malls có lừa dối khách hàng? Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế

Hộp thư ngày 8/5: Công ty Global Malls có lừa dối khách hàng? Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh Công ty Cổ phần Global Malls có dấu hiệu lừa dối nhà đầu tư; Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế...
Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh liên quan đến Chi cục Thi hành án Long Biên ngăn chặn giao dịch tài sản được giao dịch hợp pháp của công dân.
Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân thi công sai thiết kế và nhiều nội dung khác.
Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh Đảng ủy Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; về Phòng khám CheongDam-Dong.
Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh về việc UBND TP. Hà Nội sẽ mua lại 168 căn hộ tại Dự án IA20 Ciputra; Dự án Eaton Park chưa đủ điều kiện mở bán...
Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh về việc nhãn hiệu sữa OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương…
Vụ Hậu “pháo”: Bắt Phó Bí thư Vĩnh Phúc và nguyên Bí thư Quảng Ngãi

Vụ Hậu “pháo”: Bắt Phó Bí thư Vĩnh Phúc và nguyên Bí thư Quảng Ngãi

Liên quan tới vụ Hậu “pháo”, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt Phó Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh và nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động