Hợp tác win-win trong ngành phân phối: Để không còn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”

Cân bằng giữa các kênh phân phối hiện đại và chợ, giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống là giải pháp giúp ngành phân phối phát triển bền vững. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Định hướng chính sách hợp tác win-win trong ngành phân phối giữa Việt Nam – Hàn Quốc” do Bộ Công Thương Việt Nam và Viện Phát triển Cải cách Hàn Quốc (ReDI) tổ chức ngày 4/9.    

Hợp tác cùng phát triển

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đã và đang có sự phát triển mạnh do lợi thế dân số đông trên 90 triệu người, trong đó người trẻ chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra nền kinh tế đang trên đà hồi phục với tốc độ tăng trưởng nhanh. Cùng với sự hội tụ của công nghệ vào lĩnh vực bán lẻ, thị trường bán lẻ hiện đại ngày tại Việt Nam ngày càng càng trở nên cạnh tranh và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện những xu hướng mới như bán hàng trực truyến, bán bán hàng đa kênh (omni channel)... Do vây, thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được công bố bởi Công ty tư vấn A.T Kearney (Mỹ), Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và nằm trong top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới.

hop tac win win trong nganh phan phoi de khong con tinh trang ca lon nuot ca be
Ông Trần Duy Đông phát biểu tại hội thảo

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của Việt Nam đạt quy mô khoảng 4,4 triệu tỷ đồng (tương đương với 190 tỷ USD), với mức tăng trưởng là 11,7% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 75% tổng mức, duy trì tốc độ tăng trưởng khá (tăng 12% so với năm 2017), doanh thu lưu trú ăn uống chiếm khoảng 12,3% (tăng 9,1% so với năm 2017), doanh thu du lịch lữ hành chiếm 0,9% (tăng 14,1% so với năm 2017) và các doanh thu các loại dịch vụ khác chiếm khoảng 11,8% (tăng khoảng 9,8% so với 2017).

Theo báo cáo của Công ty CP báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm (2014 – 2018) dẫn đầu là yếu tố tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (60,7%), theo sau là sự mở rộng thị trường hiện có (42,9%) và cải thiện cơ sở hạ tầng (39,3%).

Mới đây, trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam”, nhóm các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc và Việt Nam đã tiến hành công bố Báo cáo “Nghiên cứu các chính sách hợp tác win - win và trường hợp cụ thể nhằm nâng cao cạnh tranh và phát triển trong ngành công nghiệp phân phối tại Việt Nam” để xác định các vấn đề khẩn cấp và nghiêm trọng nhất liên quan đến tốc độ phát triển thị trường phân phối Việt Nam. Dựa trên kết quả và kinh nghiệm của thị trường phân phối Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột giữa phân phối quy mô lớn và hiện đại và chợ truyền thống là vấn đề cốt lõi. Do vậy, để phát triển và quản lý ngành phân phối, bên cạnh việc tìm giải pháp dung hòa về tăng trưởng giữa khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì cần phát huy được vai trò của chợ truyền thống trong tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.

hop tac win win trong nganh phan phoi de khong con tinh trang ca lon nuot ca be

Ông Phan Trọng Nhân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, Hàn Quốc và Việt Nam có 3 điểm tương đồng, đó là: Tăng năng suất của ngành công nghiệp phân phối thông qua đầu tư nước ngoài; Mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong nước và tăng lợi ích cho người dân; Chính sách hỗ trợ cho chủ DN nhỏ.

Việc hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam thông qua dự án được kỳ vọng sẽ giúp không còn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Thay vào đó, sự hợp tác và hỗ trợ của các DN lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp các kênh phân phối cùng phát triển.

“Bộ Công Thương xác định việc cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hiện đại hóa ngành phân phối là yêu cầu thiết yếu, tuy nhiên cần phát triển cân bằng giữa các kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống” - ông Trần Duy Đông chỉ rõ.

Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc, ông Kim Min Seok - Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) cho biết, cách đây vài năm, sự phát triển của thương mại điện tử, giao hàng trực tuyến đã từng khiến các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị và chợ truyền thống Hàn Quốc sụt giảm doanh thu. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã quyết định hỗ trợ cho sự phát triển của các kênh phân phối, đặc biệt là chợ truyền thống.

Theo đó, trong bối cảnh chợ truyền thống bị giảm sức cạnh tranh do những tồn tại về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ tầng xuống cấp, chất lượng hàng hóa không đảm bảo… định hướng của các cơ quan chức năng là làm sao có chính sách giúp tăng tính cạnh tranh của chợ truyền thống như cải tạo lại cơ sở hạ tầng, bố trí bãi đỗ xe, dành không gian riêng cho lực lượng doanh nhân trẻ, phát hành thẻ ưu đãi mua hàng (voucher) để khuyến khích người tiêu dùng, xây dựng cơ chế tiểu thương tự chủ…

“Tuy vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhưng những chính sách này đã mang lại doanh thu, thành quả cao như doanh thu tăng đều từ năm 2014 đến nay, số lượng khách ghé thăm tăng cao, số gian hàng bỏ trống giảm… Đặc biệt, mô hình khu chợ cá kết hợp với đại siêu thị cũng giúp doanh thu cả hai khu vực này tăng cao” - ông Kim Min Seok chia sẻ.

Giải quyết các vấn đề cốt lõi

Ông Trần Duy Đông chỉ rõ, để phát triển toàn diện ngành phân phối tại Việt Nam cần giải quyết 4 vấn đề. Thứ nhất, giải quyết sự mâu thuẫn của phân phối hiện đại và phân phối truyền thống. Thứ hai, giải quyết sự phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp lớn với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp FDI với hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ ba, phát triển hài hòa giữa kinh doanh trực tuyến và phi trực tuyến. Thứ tư, mâu thuẫn cũng như yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam, đó là tổ chức tiêu thụ hàng hóa trong một đất nước phần lớn là nông nghiệp và đi lên từ nông nghiệp.

hop tac win win trong nganh phan phoi de khong con tinh trang ca lon nuot ca be
Đông đảo đại biểu tham gia hội thảo

Bàn về vấn đề phát triển các cơ sở hạ tầng hỗ trợ khâu phân phối nhằm gắn sản xuất với lưu thông, ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cho biết, hiện nay, Việt Nam còn thiếu các kho đông lạnh và phương tiện vận chuyển để phân phối và lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, việc phát triển các trung tâm phân phối nông sản tổng hợp, trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu lưu thông phân phối hàng hóa trên cả nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét khi xây dựng chính sách phát triển toàn diện ngành phân phối.

Về phía các địa phương, đánh giá về khó khăn của kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh các kênh phân phối hiện đại ngày càng phát triển, ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hạ tầng cơ sở vật chất của hệ thống chợ nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn hực phẩm, đảm bảo xuất xứ hàng hóa. Thói quen, tâm lý người tiêu dùng, nhất là tại các đô thị, dần thay đổi với việc một bộ phận người tiêu dùng trẻ hình thành thói quen mua sắm tại các hệ thống phân phối hiện đại. Việc ứng dụng các kênh mua bán trực tuyến, công nghệ thông tin trong bán hàng của đa số hộ kinh doanh còn kém...

Do đó, ông Nguyễn Thanh cho rằng, cần quan tâm huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chợ nhằm xây dựng mô hình chợ truyền thống theo hướng hiện đại, có cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, đảm bảo an toàn thực phẩm, chú ý kết hợp giữa quản lý chợ với giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đẹp của địa phương gắn liền với chợ.

Phương Lan - Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam- Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê sẽ hạ nhiệt nhờ nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia?

Giá cà phê Robusta thế giới và Việt Nam liên tục thiết lập các mức đỉnh mới trong 3 tháng đầu năm 2024 do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3).
Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam năm 2024 dự kiến tăng 10,92%

Doanh thu thị trường ngành F&B Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, hướng tới giá trị đạt hơn 655 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.
Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Trên sàn giao dịch giảm; thị trường trong nước duy trì ổn định

Giá thép hôm nay ngày 28/3/2024: Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 31 nhân dân tệ/tấn; Thị trường trong nước duy trì ổn định.
Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hoá cơ bản khác.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (26/3).
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hoá trong ngày giao dịch 25/3.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh.
Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Thép trong nước ổn định; nhập khẩu thép từ Trung Quốc về Việt Nam tăng

Giá thép hôm nay ngày 25/3/2024: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ thép yếu.
Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa dự báo phục hồi

Giá thép hôm nay ngày 24/3/2024: Thị trường thép nội địa bình ổn; trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 Nhân dân tệ/tấn với giá thép kỳ hạn tháng 10/2024.
Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Sàn giao dịch tăng, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 23/3/2024: Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước ổn định; 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/3: Dòng tiền đầu tư lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (21/3).
Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Thép cuộn xây dựng trong nước giảm nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 22/3/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tại Sàn giao dịch tăng phiên thứ ba liên tiếp; giá thép cuôn trong nước giảm.
Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ liệu còn khả thi khi giá xăng dầu tăng cao?

Lạm phát đã quay trở lại Mỹ vào tháng 2 sau khi giá xăng toàn cầu tăng cao.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường năng lượng và nông sản tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá trong ngày hôm qua (20/3).
Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trước áp lực từ thông tin Trung Quốc liên tục hủy mua các đơn hàng lớn, giá lúa mì kỳ hạn đã lao dốc mạnh, chạm mốc thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình

Thương hiệu thời trang Laroma rất được ưa chuộng trên thị trường và mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là áo chống nắng gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/3: Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu ngày hôm qua (19/3).
Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay ngày 20/3/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 70 nhân dân tệ/tấn lên mức 3.554 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/3: Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/3: Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (18/3) tiếp tục diễn biến phân hóa.
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Giá cao su phục hồi mở ra triển vọng khả quan cho ngành "vàng trắng" trong nước

Giá cao su phục hồi mở ra triển vọng khả quan cho ngành "vàng trắng" trong nước

Tháng 2/2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.481 USD/tấn, tăng 5% so với tháng 1/2024. Mức tăng này đã mở ra triển vọng khả quan cho ngành cao su Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động