Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao

Chiều ngày 3/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023: Chỉ số giá tiêu dùng tăng, công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng giảm Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023: Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm 2022

Họp báo Chính phủ tháng 3/2023 được tổ chức ngay sau Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 diễn ra cùng ngày.

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế xã hội nước ta trong tháng 3 và quý I/2023 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với nhiều điểm sáng, thực hiện được các mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao. Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. GDP quý I tăng 3,32% trong điều kiện có rất nhiều khó khăn; 58/63 địa phương tăng trưởng dương, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng cao (Hậu Giang 12,67%; Bình Thuận 9,86%; Hải Phòng 9,65%; Khánh Hòa 9,07%; Cà Mau 9,05%).

Lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ có xu hướng giảm dần qua các tháng (CPI tháng 1 tăng 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35% so với cùng kỳ, tính chung Quý I tăng 4,18%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 4,5%).

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023

Các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Thu đủ chi, thu NSNN quý I đạt 30,3% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tính chung quý I xuất siêu 4,07 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt gần 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1 tỷ USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ. An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, lãi suất điều hành được điểu chỉnh giảm 2 lần trong quý I, góp phần làm cho mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng; số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Thủy sản đạt 1,89 triệu tấn, tăng 1,4% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 13,9% so với cùng kỳ và tăng 26,7% so với năm 2019; du lịch phục hồi nhanh, có gần 2,7 triệu lượt khách quốc tế, gấp 29,7 lần cùng kỳ và bằng gần 3/4 lượng khách của cả năm 2022.

Đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, giải ngân vốn đầu tư công tăng 11,6 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I tăng 3,7% so với cùng kỳ. Thu hút FDI quý I có những tín hiệu tích cực: số dự án FDI đăng ký mới tăng 58,6% so với cùng kỳ; tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 2,77 tỷ USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI thực hiện đạt 4,32 tỷ USD.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 3 tăng cả 3 tiêu chí so với tháng 2: số doanh nghiệp (tăng 60,9%), vốn (tăng 122,2%), lao động (tăng 81,4%). Gần 80% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II sẽ ổn định và tốt hơn quý I. Công tác quy hoạch tiếp tục được thúc đẩy. Nhiều quy hoạch quốc gia, tỉnh, ngành được trình và ban hành.

An sinh xã hội được bảo đảm, kinh phí trợ Tết trên toàn quốc là gần 10 nghìn tỷ; hỗ trợ 18.300 tấn gạo cho gần 205.000 hộ với 1,2 triệu nhân khẩu. Dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác được kiểm soát tốt. Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới.

Quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí. Công tác đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.

Thông tin truyền thông được tăng cường; đã ngăn chặn, gỡ bỏ, phản bác nhiều thông tin giả, xấu, độc, phản cảm, chống phá Đảng và Nhà nước.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo

Về chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh, thời gian tới những khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn so với cơ hội, thuận lợi; áp lực đặt ra là rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: "Bối cảnh khó khăn của tình hình đặt ra yêu cầu, đòi hỏi là: đã cố gắng rồi, cần cố gắng hơn nữa; quyết tâm rồi, cần quyết tâm hơn nữa; nỗ lực rồi, cần nỗ lực hơn nữa; có trọng tâm, trọng điểm rồi cần trọng tâm, trọng điểm hơn nữa; làm việc nào phải dứt điểm việc đấy với quyết tâm cao nhất có thể, thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra".

Thủ tướng nêu rõ, quan điểm chỉ đạo, điều hành là: Phải bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chủ động, tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là: Tiêu dùng; đầu tư; xuất khẩu.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải giữ vững bản lĩnh; không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, dao động. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu vươn lên, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và sinh kế của người dân.

Nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa Trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, làm phải có hiệu quả, có sản phẩm, có thể lượng hóa ra được, có thể cân đong đo đếm được.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách của một số cơ quan, đơn vị; giữ đúng nguyên tắc hành động, đồng thời, căn cứ diễn biến thực tiễn để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể: Tiếp tục nhất quán mục tiêu bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại.

Bảo đảm 4 cân bằng giữa lãi suất và tỉ giá; giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; giữa chính sách tiền tệ và tài khóa; giữa tình hình bên trong và bên ngoài. Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ. Chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận và đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới đây một cách hợp lý và ưu tiên cho các lĩnh vực cần phải ưu tiên như chúng ta đã xác định.

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. “Trong tuần tới sẽ có hội nghị về đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng, quốc gia”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn pháp lý; cắt bỏ quyết liệt các thủ tục hành chính rườm rà, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư, phương thức hợp tác công - tư, thu hút vốn FDI, nhất là FDI chất lượng cao.

Theo sát diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới; chủ động có các kịch bản điều hành giá cả, sản xuất, bình ổn giá phù hợp lường trước các rủi ro. Điều hành thận trọng giá các mặt hàng nhà nước quản lý, xác định thời điểm và lộ trình điều chỉnh giá phù hợp; bảo đảm nguồn cung, lưu thông thông suốt các hàng hóa khác, nhất là những mặt hàng thiết yếu.

Đẩy mạnh, kích cầu tiêu thụ trong nước. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA. Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là chương trình quốc gia về nông thôn mới. Tập trung tháo gỡ thẻ vàng EC.

Thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất quốc tế.

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường liên kết, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng. Nắm bắt tình hình, nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, nhất là tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp, tập trung lao động; kịp thời kết nối, cung ứng lao động.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, nhất là Ngày giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5).

Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống nhân dân theo tinh thần không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến thuốc, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, đảm bảo không để thiếu thuốc, không để thiếu trang thiết bị, không để thiếu các điều kiện để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm. Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là trong dịp nghỉ lễ.

Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tăng cường tuyên truyền về các nhiệm vụ, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; thúc đẩy truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội. Chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao.

Quang Lộc - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Với tỷ lệ 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Như vậy phân bón và máy nông nghiệp sẽ bị áp thuế VAT 5%.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tập đoàn, doanh nghiệp lớn Đan Mạch chiều 25/11 (giờ địa phương), tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, do khung xử phạt còn thấp, một số người dân cố tình vi phạm và chấp nhận bị xử phạt, nhất là trong vi phạm giao thông.
Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Thảo luận tại hội trường vào sáng 26/11, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng gia tăng qua vụ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu cải cách thủ tục hành chính phải tập trung chủ yếu ở 2 khâu lớn, với mục tiêu phục vụ đắc lực, hiệu quả...
60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Về giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, đại biểu cho hay trong số 60% khiếu nại liên quan đến đất đai thì tỷ lệ tiếp dân trực tiếp chỉ đạt 35%.
Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Ngày 26/11, tại Campuchia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tình hình khiếu kiện hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.
Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo tập đoàn C.I.P (của Đan Mạch), tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.
Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật cho thấy năm 2024, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024 tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, công nghệ cao, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu... tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Chiều ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, trong đó nêu ra 6 nhóm biện pháp cần tăng cường hợp tác...
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Chiều ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã diễn ra.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Chiều 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt - Bun.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chiều 25/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Chiều 25/11, Giáo sư, Tiến sỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký công văn chỉ đạo về việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động