Năm học mới 2023 - 2024: Nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên trầm trọng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi thư cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023-2024 |
Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 được tổ chức thống nhất tất cả các trường lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp.
Theo hướng dẫn, các trường thống nhất từ 7 giờ - 7 giờ 30 phút tập trung học sinh và đón học sinh sinh đầu cấp.
Sáng nay (5/9) hơn 22 triệu học sinh khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa |
7 giờ 30 - 8 giờ 30 phút: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca; đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới; đánh trống khai trường; tổ chức các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi…).
Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng trong khoảng thời gian 60 phút, theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, bảo đảm an toàn, sức khỏe của trẻ.
Lễ khai giảng năm học mới năm nay tại nhiều địa phương vẫn có dự tham dự của lãnh đạo nhưng sẽ không đánh trống, không phát biểu nhằm đơn giản hóa buổi lễ.
Ví dụ tại Đà Nẵng, trong công văn hướng dẫn việc tổ chức lễ khai giảng gửi đến phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và trực thuộc, trung tâm giáo dục thường xuyên hướng dẫn việc tổ chức lễ khai giảng 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng chỉ đạo lễ khai giảng năm nay tổ chức với tinh thần ngắn gọn, không có phần phát biểu của lãnh đạo các cấp, không thả bóng bay.
Hay tại Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các địa phương thông tin đến các trường có lãnh đạo tỉnh dự lễ khai giảng chủ động trong công tác tổ chức. Lãnh đạo tỉnh đến tham dự nhưng sẽ không phát biểu và không đánh trống khai giảng.
Tại Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục cũng đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm học mới, đó là:
Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bố trí, phân bổ ngân sách nhà nước và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh; tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế trong giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành; tăng cường công tác truyền thông giáo dục.