Thứ tư 30/04/2025 05:02

Hơn 200 doanh nghiệp và nhà mua lớn tìm kiếm cơ hội giao thương tại Hội chợ công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2020

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 với sự tham gia của gần 190 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và 20 nhà mua lớn theo cả hai thức offline tại hội trường và online- giao thương trực tuyến, do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, đã khai mạc sáng nay 28/10.

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung nâng cao năng lực, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất linh kiện, phụ tùng, bao gồm 3 ngành: linh kiện điện – điện tử, linh kiện lắp ráp ô tô, xe máy, xe cơ giới và linh kiện cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may, da giày và công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế; tạo môi trường gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội, kết nối giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo cung ứng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất công nghiệp chính.

Cắt băng khai mạc Hội chợ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đàm Tiến Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- nhấn mạnh, phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ góp phần quyết định đến hiệu quả, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ một cách hợp lý, cân đối trong bối cảnh toàn cầu hóa sẽ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, kết nối với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Hà Nội và các địa phương trong cả nước.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 và làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về khu vực Đông Nam á, việc tổ chức Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 với mong muốn đón đầu các cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, kết nối kinh doanh, mở rộng thị trường. “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 với mục tiêu kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”, ông Đàm Tiến Thắng nói.

Ông Đàm Tiến Thắng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể giao thương hiệu quả trong điều kiện tác động của dịch Covid-19, Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 được tổ chức theo hình thức truyền thống kết hợp với online. Các doanh nghiệp tham gia Hội chợ vừa có thể giao thương trực tiếp, vừa có thể giao thương qua công cụ họp trực tuyến với các doanh nghiệp nước ngoài tại các quốc gia gồm: Nhật Bản, Thái Lan,… không thể sang Việt Nam trong dịp này.

Hội chợ diễn ra đến hết ngày 29/10 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hội chợ thu hút đông đảo doanh nghiệp đến giao thương, kết nối

Từ năm 2017, Hội chợ giao thương quốc tế ngành chế tạo (FBC Hà Nội) đã được tổ chức và đã tạo ra được những kết quả tích cực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, tạo ra hơn 3.000 lượt giao thương với giá trị giao dịch ước tính lên đến gần 4,5 triệu USD (năm 2017), gần 4.000 lượt giao thương với giá trị giao dịch ước tính lên đến gần 5 triệu USD (năm 2018). Sự kiện được các doanh nghiệp đánh giá đem lại hiệu quả thực tế cao khi kết hợp giữa hình thức đặt lịch hẹn giao thương trước trên website với trưng bày sản phẩm, linh phụ kiện tại gian hàng, giúp các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, sản phẩm mẫu tham gia Hội chợ, từ đó đạt được các cuộc trao đổi thực chất, có tiềm năng hợp tác cao.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: mưa lớn

Tin cùng chuyên mục

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh