Hội thảo khoa học về tổng kết, sửa đổi Luật Báo chí 2016
Trong nước 10/06/2023 09:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quán triệt thực hiện Luật báo chí 2016 Tư tưởng, phong cách báo chí Hồ Chí Minh: Vẹn nguyên giá trị cho truyền thông hiện đại |
Hội thảo về tổng kết thi hành và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016 do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo chí, Tạp chí Thông tin và Truyền thông. Báo Vietnamnet) và Trường Đại học Luật Hà Nội (Bộ Tư pháp) tổ chức.
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi hội thảo khoa học thường niên "Diễn đàn báo chí tháng Sáu” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Tạp chí Thông tin và Truyền thông tổ chức. Đồng thời, cũng là hội nghị tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016, là một trong những chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao gắn với nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016.
Sự kết hợp giữa các cơ quan để cùng tổ chức hội thảo quốc gia - Hội nghị cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 -Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 nhằm đánh giá hoạt động báo chí trong thời gian vừa qua một cách tổng thể và khoa học.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đã khẳng định sự cần thiết của việc tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 để trên cơ sở đó định hình những quan điểm, tầm nhìn, kế hoạch mới để báo chí Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Sau 6 năm thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận nhiều đánh giá tích cực từ các bộ ngành, địa phương và cơ quan báo chí. Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí phát triển vượt bậc. quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khó Hiến pháp và luật định.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn không ít bất cập do Luật Báo chí 2016 không theo kịp với sự đổi mới về khoa học và công nghệ thông tin trong thời kỷ nguyên số. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 57IBC-BTTTT ngày 30/3/2022 báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, ra soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Báo cáo nêu đã ra 27 nội dung nhóm nội dung có quy định bắt cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí. Những vấn đề đó cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, dặc biệt là việc bao quát được sự phát triển của truyền thông và báo chí hiện đại.
TS. Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đơn vị đồng tổ chức Hội thảo cho biết: “Diễn đàn Báo chí tháng Sáu lần thứ hai này đã đề cập đến một chủ đề rất thời sự, nóng bỏng hiện nay của báo chí Việt Nam. Luật Báo chí là khung khổ pháp lý quan trọng nhất để báo chí hoạt động trong bối cảnh xã hội và bản thân nền báo chí đang có nhiều biến động, chuyển đổi liên tục, đa chiều như hiện nay".
Nhà báo Trần Anh Tú, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Truyền thông nhận định để việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Báo chí năm 2016 theo kịp tốc độ phát triển của báo chí hiện đại cần thiết phải có sự tham gia đồng hành tích cực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đông đảo chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia xây dựng chính sách, các nhà quản lý và đội ngũ những người làm báo, làm luật trên toàn quốc.
Hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi —Luật báo chí 2016” – Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 đi sâu đánh giá 6 năm thi hành Luật Báo chí 2016 và phân tích thực trạng về công tác quản lý nhà nước và hoạt động báo chí và những nhóm vấn đề gợi mở cho nhiệm vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong giai đoạn tới.
Đồng thời phân tích dự báo, đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, những khó khăn thách thức trong việc thực hiện các chiến lược, chủ trương lớn phát triển báo chí Việt Nam (Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến 2030...) và cơ sở khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí.
Cùng đó Hội thảo cũng là dịp trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, cơ chế, phương thức thực thi Luật Báo chí nhằm nâng cao chất lượng nội dung tác phẩm, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và gìn giữ sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thay thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn DA, đất đai trong kết luận thanh tra

Kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và tặng quà học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Hà Nội: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

"Dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở"

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô

Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%

An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Trưởng Ban Pháp chế VCCI chỉ rõ 6 rào cản của doanh nghiệp Việt Nam

"Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn"

Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”
