Hội thảo khoa học Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh - Tiếp tục hay dừng khai thác?

Hội thảo khoa học “Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: Tiếp tục hay dừng khai thác” được Hội Kinh tế môi trường Việt Nam tổ chức vào ngày 23/9 tại Hà Nội.
Đề xuất dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê là chưa đủ cơ sở về khoa học và thực tiễn Sắp diễn ra Hội thảo khoa học: Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh-Tiếp tục hay dừng khai thác

Hội thảo với sự tham gia của hơn 40 chuyên gia là đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực có liên quan ở Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh.

Là một trong các cổ đông của dự án Mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, theo tính toán của TKV, hiện dự án đã đầu tư 1.984 tỷ đồng.

Nguy cơ dừng khai thác

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thị sát và làm việc tại Hà Tĩnh vào ngày 11/6/2022 về Dự án mỏ sắt Thạch Khê. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo “Việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan, việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hạn”.

PGS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường cho biết: “Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc diễn ra vào tháng 8/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã nêu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “không hi sinh môi trường để đánh đổi lấy kinh tế, không phát triển kinh tế đơn thuần mà không kiểm soát môi trường”. Do vậy các dự án kinh tế lớn cần được xem xét dưới nhiều góc độ, nhất là dưới góc độ kinh tế và môi trường”.

Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS Trần Bỉnh Chư - Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết: “Điều kiện địa chất thủy văn - địa chất công trình mỏ sắt Thạch Khê cực kỳ phức tạp, nước dưới đất có quan hệ thủy lực với nước mặt. Tuy nhiên, tài nuyên địa chất của tụ khoáng sắt Thạch Khê rất lớn. Đặc điểm cấu trúc địa chất tụ khoáng sắt Thạch Khê hết sức phức tạp, và sâu lại gần biển, nằm dưới trầm tích bở rời. Hiện chưa có một nước nào khai thác quặng sát bờ biển”.

Dự án Mỏ sắt Thạch Khê:  Nguy cơ “dừng khai thác”: gần 2.000 tỷ đã đầu tư Ai chịu trách nhiệm?
Dự án mỏ sắt Thạch Khê được các nhà khoa học đưa ra thảo luận

Trong bài trình bày về nguy cơ động đất, sóng thần tại khu vực Thạch Hà, Hà Tĩnh (nơi có dự án mỏ sắt Thạch Khê), ông Nguyễn Hồng Phương - Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu đánh giá: “Mỏ sắt Thạch khê nằm trong vùng bị ảnh hưởng của ba nguồn phát sinh động đất chính bao gồm đứt gãy Sông Cả, đứt gãy Khe Bố - Hà Tĩnh và đứt gãy Rào Nậy. Việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê có thể gây ra động đất kích thích, còn hiểm họa sóng thần từ khu vực Biển Đông là hiện hữu đối với vùng bờ biển Thạch Hà và cần được tính đến cho mỏ sắt Thạch Khê”.

Chia sẻ bên lề hội thảo, ông Nguyễn Hồng Phương cũng cho biết, đây là ý kiến khách quan được ông đưa ra nhằm cảnh báo cho phía TKV nếu tiếp tục triển khai các dự án thì phải có các kịch bản ứng phó. “Tuy nhiên nguy cơ sóng thần ở khu vực này chỉ ở mức độ thấp và động đất kích thích chỉ xảy ra trên bề mặt ở độ sâu không quá 8km”, ông Phương chia sẻ.

Còn theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Hội Kinh tế môi trường Việt Nam: "Căn cứ vào các báo cáo khoa học và những nghiên cứu trước đó, vấn đề môi trường của dự án không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tính thêm chi phí từ năm 2008 - 2015 thì chắc chắn giá trị hiện tại ròng (NPV) sẽ giảm đi rất nhiều do chiết khấu cao, thời gian tính khá dài từ năm 2008 - 2024 và mức chi phí khá lớn (tính đến năm 2011 đã gần 2.000 tỷ đồng). Nếu tính đúng, tính đủ các chi phí môi trường cho các phương án xử lý tác dộng, xử lý khả năng xảy ra sự cố nữa thì NPV tiếp tục giảm. Vì vậy, cần có những con số tính toán thật sát với thực tế, đặt cùng lúc lên bàn để các cấp có thẩm quyền có thêm căn cứ, cơ sở đưa ra quyết định cuối cùng".

Ông Nguyễn Huy Mỹ - Viện Tháo khô mỏ Liên bang Nga tại Việt Nam cho rằng: "Chủ đầu tư cần chứng minh hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững qua báo cáo khả thi và bên phản biện cần chỉ rõ các sai sót trong các giải pháp kỹ thuật và giải pháp ngăn ngừa tác động môi trường...".

Ông Mỹ cũng kiến nghị, theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị: "Đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững cần xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê Hà Tĩnh"... đến năm 2030. Chủ trương rất đúng vì đã hơn 5 năm qua, chưa có lời giải một cách khoa học cho việc dừng hay triển khai dự án. Tuy vậy, nếu để đến năm 2030, quá lâu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và phương hướng phát triển kinh tế của doanh nghiệp và của tỉnh Hà Tĩnh.

Các chuyên gia cũng đã thảo luận các vấn đề liên quan đến công nghệ khai thác đối với các mỏ lộ thiên, hoạt động đổ thải lấn biển trong khai thác mỏ Thạch Khê tới môi trường và hệ sinh thái biển ven bờ; bài toán nước cho mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn vận hành cũng như một số tai biến, rủi ro và sự cố môi trường trong quá trình khai thác mỏ sắt có thể xảy ra; giải pháp mà TKV sẽ phải thực hiện nếu dự án tiếp tục triển khai…

Gần 2.000 tỷ đồng đã đầu tư, ai chịu trách nhiệm?

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện chủ đầu tư dự án là TKV đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho dự án này, đó là chưa kể đến chi phí và những thiệt hại do dự án phải dừng từ năm 2011 đến nay.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng giám đốc TKV khẳng định: "Mời đầu tư cũng là UBND tỉnh Hà Tĩnh và bây giờ có ý kiến đề nghị dừng đầu tư cũng là UBND tỉnh Hà Tĩnh. Vậy số tiền gần 2.000 tỷ đã đầu tư ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù nếu dự án phải dừng hoạt động?".

Ông Nguyễn Tiến Mạnh cũng cho biết: “Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê đã triển khai dự án theo đúng chỉ đạo Bộ Chính trị (Thông báo số 72/TB-TW ngày 9/5/2007); chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 30/8/2006 cũng như sự kêu gọi đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh".

Dự án Mỏ sắt Thạch Khê:  Nguy cơ “dừng khai thác”: gần 2.000 tỷ đã đầu tư Ai chịu trách nhiệm?
Ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng giám đốc TKV đưa ra ý kiến tại hội thảo

Ông Nguyễn Tiến Mạnh cũng đã viện dẫn các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Chính trị, cụ thể: Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9792/VPCP-TH ngày 14/11/2016: ‘‘… khẩn trương hoàn thành thủ tục, đảm bảo tiến độ khởi công dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh trong quý I/2017”; Đặc biệt là chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “… Đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)…, hoàn thành trước năm 2030”.

Theo ý kiến của đại diện TKV, đến nay dự án đã thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của cấp thẩm quyền; đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản nên không có cơ sở pháp lý để dừng dự án.

Trước một số các quan ngại của địa phương về các vấn đề như: Công nghệ, kỹ thuật khai thác; phương thức vận chuyển quặng; thị trường tiêu thụ; năng lực tài chính; hiệu quả kinh tế, rủi ro về xã hội; an toàn trong khai thác, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân sinh… đại diện TKV cho rằng, dự án đã được Bộ Công Thương, TKV, Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê, các nhà khoa học đúng chuyên ngành tại Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam làm rõ, có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn.

Trong đó, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1103/BCT-CNNg ngày 14/2/2017; góp ý với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4304/BCT-CN ngày 31/5/2018”, ông Mạnh khẳng định.

Cũng theo ông Mạnh nếu dừng dự án sẽ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, không những thế còn phá vỡi Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt, gây thiệt hại cho các đơn vị đã triển khai các dự án luyện kim trên cả nước; phá vỡ Quy hoạch phát triển tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Tĩnh được Chính phủ phê duyệt; làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư; mất nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, địa phương.

Nhà nước còn phải bổ sung nguồn vốn để xử lý những tồn tại về tài chính, an sinh xã hội, công trình đầu tư xây dựng dở dang...; việc xử lý vốn đã đầu tư với số tiền 1.984 tỷ đồng sẽ hết sức khó khăn. Trong đó vốn Nhà nước là 1.529,6 tỷ đồng, vốn góp của TKV là 1.076,33 tỷ đồng. Điều này có nguy cơ làm mất vốn Nhà nước. Đặc biệt là gây lãng phí nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư xây dựng 02 tuyến đường ngoài hàng rào phục vụ dự án cũng như khó khăn trong việc xử lý khoản nợ các nhà thầu trong nước và nước ngoài, đặc biệt là Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê đang phải bị khởi kiện quốc tế.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Lê Hùng - Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê cho biết: “Tôi cũng đã có văn bản gửi lên Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê là vi hiến, cho nên tôi đề nghị dự án phải được làm và giám sát kỹ nếu để xảy ra các vi phạm thì tùy từng mức độ để xử lý, nếu vi phạm nặng thì thu hồi giấy phép".

"Về vấn đề dừng dự án, Hội Khoa học Công nghệ mỏ cũng như tôi cũng đã có văn bản và khẳng định hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để dừng dự án. Nói về vấn đề môi trường, dự án đã khoan với độ dài 72km, xét nghiệm khoảng 16.500 mẫu đất, nước, các chất độc hại và đều ở chỉ số dưới mức cho phép. Hơn nữa dự án không dùng bất cứ hóa chất nào trong quá trình hoạt động. Khi khai thác quặng được rửa và nước thải đưa ra hồ lắng. Quặng được đưa vào nghiền nhỏ thế là xong. Nói về hiệu quả kinh tế, giá như dự án không dừng, đến ngày hôm nay tính theo giá bình quân hàng năm (theo giá của năm 2016) thì dự án đã khai thác trên 18 triệu tấn, doanh thu hơn 45.000 tỷ đồng mang về lợi nhuận khoảng 27.000 tỷ mà vốn điều lệ có khoảng 2.400 tỷ nộp ngân sách nhà nước khoảng 9.000 tỷ", ông Hùng cho biết.

Nói về trách nhiệm của ai hay cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng mà các cổ đông đã đầu tư, ông Phạm Lê Hùng cho rằng: "Ai, cơ quan nào ký quyết định dừng thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm".

Kết quả nghiên cứu của Hội Kinh tế môi trường Việt Nam và ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Mỏ sắt Thạch Khê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này.
Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia.
Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Chương trình kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp Hải Phòng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và linh kiện.
Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Theo Cục Thống kê tỉnh Cà Mau về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 04 địa phương trên cả nước.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động