Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023: Việt Nam tiếp tục xuất siêu, sản xuất công nghiệp tăng cao 'Điểm sáng' sản xuất công nghiệp |
Sáng 16/3, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo “Giảm phát thải cacbon trong các ngành sản xuất công nghiệp: xi măng, thép và nhựa, do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp với Hiệp hội Thép, Xi măng và Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức.
Các đại biểu thạm dự hội thảo, sáng 16/3 tại TP. Hồ Chí Minh |
Những năm gần đây, các ngành sản xuất công nghiệp như: Xi măng, thép và nhựa hướng tới mục tiêu chung sản xuất bền vững, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam sẽ trình bày về xu hướng giảm phát thải cacbon trong các ngành công nghiệp trên thế giới, khu vực, hiện trạng tại Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ những bài học kinh nghiệm và thảo luận về những thách thức, cơ hội và giải pháp khả thi và tiếp cận tài chính cho các dự án khử/giảm cacbon ở các nước trong khu vực và Việt Nam.
Đặc biệt, tại hội thảo các chuyên gia cung cấp thông tin về đòi hỏi giảm phát thải của thị trường, công nghệ sản xuất cacbon thấp tốt hiện có và mới nổi cho ngành xi măng, thép và nhựa trên thế giới cùng các chính sách quy định, hỗ trợ liên quan, các giải pháp tài chính khả thi để khử,giảm thải cacbon trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành thép.
Theo đó, ông Nguyễn Sỹ Linh - Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày những điểm chính về “Giảm phát thải trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam: Chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế tuần hoàn”. Trong đó, việc giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ các-bon thấp, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển thị trường cacbon trong nước và các mô hình kinh tế tuần hoàn.
Ông Hoàng Văn Tâm - đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) |
Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm - đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã chia sẻ những nội dung trọng tâm của “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đối khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (gọi tắt là Kế hoạch hành động) được Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành ngày 14/12/2022.
Trong đó, mục tiêu của Kế hoạch là năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% và 25 - 30% vào năm 2045, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất điện khoảng 42 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050.
Cùng với đó thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó, áp dụng giải pháp khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số… phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, 100% các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê và có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính…
Kế hoạch hành động cũng đặt mục tiêu về tăng trưởng xanh, đến năm 2025, thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại nhằm đạt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất như dệt may, thép, nhựa, hóa chất.. Cùng với đó, việc sử dụng các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường thay cho các sản phẩm từ nhựa, khó phân hủy được gia tăng; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn…
Ngoài ra, tại hội thảo đại diện đến từ các hiệp hội trình bày các tham luận về hiện trạng ngành sản xuất xi măng, thép và nhựa ở Việt Nam…