Trung du và miền núi phía Bắc: Tiềm năng chờ được "đánh thức" Ban hành quy chế Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc |
Cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 14 tỉnh thành, bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình.
Tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898km2, chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước. Đây cũng là vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm; có hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống, dân số toàn vùng 14,7 triệu người, chiếm khoảng 15,2% dân số cả nước.
Đây là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của quốc gia. Đồng thời, đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm, và diện tích đồi rừng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm |
Sau 17 năm triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW năm 2014 của Bộ Chính trị (khoá IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2022” cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam với 15 các Hiệp định thương mại tự do song và đa phương đã có hiệu lực, địa phương trong vùng đã có những bước phát triển tích cực, mở ra cơ hội lớn cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Điển hình như Hà Giang – từ một địa phương được đánh giá là khó khăn, nghèo nhất cả cả nước, nhưng nhờ triển khai hiệu quả Nghị quyết 37-NQ/TW cùng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, địa phương này đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá trong nhiều năm liền, đạt mức bình quân 8,08%/năm. Năm 2022, thu ngân sách trên địa bàn tăng 13,7% so với năm 2004, tổng sản phẩm bình quân đầu tư (GRDP/người) tăng 10,8 lần so với năm 2004.
Tương tự tỉnh Lào Cai, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW và khai thác cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân gần 10% mỗi năm; bộ mặt địa phương thay đổi từ đô thị đến nông thôn.
Đặc biệt, nhiều địa phương trong Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đã phát huy cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành điểm đến thu hút đầu tư trong và ngoài nước của cả nước. Trong đó nổi bật là tỉnh Thái Nguyên, địa phương này đã thu hút được những tập đoàn lớn trên thế giới đến đầu tư như Samsung (Hàn Quốc) và có tiềm năng trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ du lịch-thương mại tổng hợp, trung tâm giáo dục y tế chất lượng cao của cả vùng.
Các địa phương trong vùng cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội |
Tận dụng cơ hội để bứt phá
Dù đã đạt được những kết qủa tích cực, nhưng để đạt được mục tiêu tại Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị vào tháng 2/2022 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 với những mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2030, Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội.
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn; đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đến năm 2045, Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước...
Đòi hỏi các địa phương trong vùng cần phát huy hơn nữa vai trò từ hội nhập kinh tế quốc tế vào phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên trong và bên ngoài để nâng cao vị thế của địa phương, của vùng.
Để làm được điều đó, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Tùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư – Coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trong đó phải nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đối tác quan tâm đầu tư quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; “tâm, tài, trí, tín”; “chân thành, trách nhiệm”. Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, nói không với tiêu cực, nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền.
Các doanh nghiệp, đối tác tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương trong phát triển xanh, bền vững và toàn diện vùng; trong đó tích cực tham gia thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; nghiên cứu, phát hiện và khai thác, tận dụng cơ hội để phát triển, tham gia sâu vào những ngành kinh tế được xác định là trọng tâm, ưu tiên.