Thứ ba 29/04/2025 15:08

Trung du và miền núi phía Bắc: Tiềm năng chờ được "đánh thức"

Phát biểu tại một sự kiện liên quan đến đầu tư và phát triển vùng trung du và miền núi (TD&MN) phía Bắc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc (UBDT) của Chính phủ Hầu A Lềnh từng ví, TD&MN phía Bắc giống như “một cô gái đẹp” và đặt câu hỏi, làm thế nào để biến “cô gái ấy trở thành hoa hậu” cho tất cả mọi người chiêm ngưỡng?!

Chính sách mở đường…

Là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, TD&MN phía Bắc chiếm gần 1/3 diện tích và 1/4 lượng vốn đầu tư của nhà nước mỗi năm. Đây cũng là vùng có nhiều lợi thế do nằm trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) - “cửa ngõ” thông ra biển và kết nối với ASEAN của các tỉnh miền Tây và Nam Trung Quốc.

Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có tiềm năng lớn để phát triển du lịch

Đặc biệt, ông Hoàng Văn Xô - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính UBDT - cho rằng: Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị thế địa lý, TD&MN phía Bắc còn có những tiềm năng mà vùng khác không có. Cụ thể, đây là vùng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, dành nhiều ưu tiên cho đầu tư phát triển. Điển hình, Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng TD&MN Bắc bộ đã “mở đường” cho hàng loạt cơ chế, chính sách và quyết sách cho vùng. Nhờ những quyết sách đó, tăng trưởng kinh tế của vùng tăng nhanh trong thời gian qua.

Tuy vậy, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2021, 14 tỉnh trong vùng TD&MN phía Bắc mới thu hút được 1.169 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 21,11 tỷ USD. Nếu so sánh với khoảng 34.000 dự án với trên 400 tỷ USD vốn FDI mà Việt Nam đã thu hút được ở thời điểm hiện tại, đây là một tỷ lệ rất nhỏ.

Những năm gần đây, một số tỉnh trong vùng TD&MN phía Bắc như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang đã bắt đầu tạo được sự chú ý với nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình là tỉnh Thái Nguyên, địa phương này đã thu hút được gần 140 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 9 tỷ USD. Dù vậy, vẫn có những địa phương trong vùng chỉ thu hút được 1 dự án FDI như Điện Biên, Lai Châu. Ông Nguyễn Phi Sông - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên - xác nhận: Điện Biên mới chỉ thu hút được 1 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 3 triệu USD, rất thấp so với nhu cầu cũng như tiềm năng. Thu hút FDI là một trong những mục tiêu được địa phương đặt ra cũng như mong muốn cải thiện trong thời gian tới.

Đồng bộ vào cuộc

Nói về lý do khiến những tiềm năng, thế mạnh của vùng TD&MN phía Bắc chưa được “đánh thức”, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng TD&MN phía Bắc có nhiều hạn chế. Trong khi đó, các địa phương trong vùng vẫn thiếu chiến lược đột phá trong thu hút FDI, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhân sự; các địa phương trong vùng cũng thiếu sự liên kết trong xúc tiến đầu tư, nên chưa mang lại hiệu quả.

Theo ông Hoàng Văn Xô, để “đánh thức” tiềm năng của vùng, thời gian tới, UBDT sẽ tập trung 3 vấn đề. Thứ nhất, tham mưu cho cơ quan Chính phủ, các cấp có thẩm quyền về những chính sách phù hợp với thực tiễn, đặc thù với vùng TD&MN phía Bắc để tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thứ hai, phải có những đầu mối tập trung nguồn vốn phát triển, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Thứ ba, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, trong đó, giao thông liên vùng rất quan trọng.

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự “vào cuộc” của cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế cho rằng, TD&MN phía Bắc hoàn toàn có cơ hội trở thành điểm đến được quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian tới. Nhất là trong bối cảnh, Việt Nam đã mở cửa thu hút đầu tư được hơn 30 năm, nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư FDI quỹ đất đã bắt đầu hạn hẹp, đây là lúc cần kêu gọi thu hút đầu tư vào các tỉnh miền núi - nơi có quỹ đất rộng, nguồn lao động dồi dào.

Để hiện thực những tiềm năng của TD&MN phía Bắc, không chỉ trông chờ vào những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, bộ máy chính quyền của mỗi địa phương cũng cần tích cực “vào cuộc”. Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài - cho rằng, vai trò của lãnh đạo địa phương rất quan trọng. Sự quyết tâm của người đứng đầu địa phương sẽ tạo động lực cho bộ máy chính quyền và sức hấp dẫn cho địa phương trong thu hút đầu tư.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các tỉnh TD&MN phía Bắc không chỉ là chủ trương đúng mà còn là giải pháp quan trọng, giúp giảm chênh lệnh phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trên cả nước.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang đạt nhiều thành tựu ấn tượng sau 50 năm giải phóng

Các đại biểu tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng

TP. Cần Thơ: Khát vọng vươn mình sau 50 năm giải phóng

Điện lực Sa Pa sẵn sàng cấp điện liên tục, an toàn dịp 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

Ký ức không quên về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Quảng Nam: Kiên cường trong kháng chiến, vươn mình thời hội nhập

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử