Nghệ An: Hội nghị khuyến công, sản xuất sạch hơn đoạn 2016 – 2020 và kết nối cung cầu năm 2020 Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ XII, năm 2022 |
Dự Hội nghị về phía Bộ Công Thương có Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung; Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Dương Quốc Trịnh; lãnh đạo chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Công Thương. Về phía tỉnh Thanh Hóa có ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa, cùng lãnh đạo huyện, phòng kinh tế hạ tầng của 27 huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Quang Trung cho biết: “Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 16 được Cục Công Thương địa phương và Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa – địa phương ở Bắc Trung Bộ với đặc trưng nổi trội cả về kinh tế biển, kinh tế rừng và di sản văn hóa - lịch sử; hiện đang sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; có điều kiện để liên kết, phát triển thành mạng lưới các ngành sản xuất quy mô lớn, cung cấp hàng hóa cho cả nước và hướng tới xuất khẩu”.
Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung phát biểu khai mạc Hội nghị |
Cục trưởng Ngô Quang Trung cho hay: Chính sách khuyến công thời gian qua đã được triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, nhận được sự quan tâm của các ngành các cấp từ công tác chỉ đạo đến hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Công tác khuyến công bước sang giai đoạn 2021-2025 theo phê duyệt tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 100% các địa phương đã ban hành Chương trình khuyến công tại địa phương.
Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, tác động vĩ mô của xung đột chính trị và kinh tế thế giới, công tác khuyến công đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tiếp sức, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển.
Cục trưởng Ngô Quang Trung cũng nhấn mạnh: Để tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung hoạt động khuyến công, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19, góp phần tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn; tại Hội nghị hôm nay, tôi đề nghị các đại biểu chủ động, tích cực đóng góp ý kiến; tập trung thảo luận, trao đổi một số nội dung sau:
Một là, đánh giá khách quan các kết quả đạt được về công tác khuyến công trong năm 2021 và 9 tháng năm 2022 của khu vực phía Bắc; nhìn thẳng vào những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện; xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan; trong đó tập trung vào các nguyên nhân chủ quan để từ đó xác định các giải pháp khắc phục.
Hai là, xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trước mắt để tiếp tục tổ chức thực hiện các đề án khuyến công, bám sát diễn biến tình hình của cơ sở công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các đối tượng khó khăn tại vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh để triển khai hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ những tháng cuối năm;
Ba là, trao đổi những kinh nghiệm, bài học có giá trị phổ biến từ thực tiễn tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công;
Bốn là, thảo luận, đề xuất Bộ Công Thương những quan điểm, chủ trương, những giải pháp cụ thể, thiết thực để tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công;
Thời gian Hội nghị không nhiều, do đó đề nghị các đồng chí phát biểu đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm, đặc biệt làm rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai cho biết: Thanh Hóa là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Với diện tích tự nhiên gần 11.120 Km2 (đứng thứ 5 cả nước), dân số gần 3,7 triệu người (đứng thứ 3 cả nước) gồm 07 dân tộc anh em tạo thành một nền văn hoá phong phú, đầy bản sắc.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt: là “cửa ngõ” của khu vực Bắc Trung Bộ; là “cầu nối” giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Bắc trung bộ và các tỉnh phía Nam nước ta; là cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Bắc Tổ quốc và Đông Bắc Lào… đã tạo cho Thanh Hóa một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và một phần khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.
Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai phát biểu tại Hội nghị |
Phát huy những lợi thế, tiềm năng; trong những năm qua, ngành Công Thương Thanh Hóa nói chung và hoạt động khuyến công nói riêng đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp và thương mại đã đề ra, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
Giai đoạn 2021-2022, mặc dù bị ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 (năm 2021 kinh phí thực hiện chương trình khuyến công bị cắt giảm 50% để phục vụ chống dịch); mặc dù nguồn kinh phí công tác khuyến công còn hạn chế, tuy nhiên, nhờ sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thanh Hóa, hoạt động khuyến công của Thanh Hóa vẫn đạt được những kết quả nhất định như: năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, đã triển khai 29 đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia và Khuyến công địa phương với tổng kinh phí thực hiện 11,76 tỷ đồng. Các đề án khuyến công được thực hiện cơ bản đảm bảo đúng tiến độ, tập trung hỗ trợ phát triển các ngành nghề và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, gắn với tiểm năng, thế mạnh, làng nghề và sản phẩm truyền thống của từng địa phương trong tỉnh.
Sở Công Thương Thanh Hóa đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai các chương trình theo kế hoạch được phê duyệt. Hoạt động khuyến công tiếp tục bám sát nhu cầu hỗ trợ của các cơ sở công nghiệp nông thôn và thực hiện đúng định hướng chỉ đạo của cấp trên; từng bước hình thành và phát triển các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, hướng tới hoạt động sản xuất hàng hóa định hướng theo nhu cầu của thị trường, nâng cao đời sống người lao động và xây dựng nông thôn mới.
Đại diện nhiều địa phương tham dự Hội nghị |
Tuy nhiên, cũng giống như các tỉnh trong khu vực và cả nước, hoạt động khuyến công của Thanh Hóa cũng đang gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Vì vậy, Hội nghị lần này được kỳ vọng là cơ hội để Thanh Hóa được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động khuyến công nói riêng và công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương nói chung.
Là đơn vị vinh dự được đăng cai tổ chức chuỗi sự kiện ngành Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc, Sở Công Thương Thanh Hóa đã và đang nỗ lực hết mình với tinh thần “Đoàn kết, nhiệt tình và thân ái” để giới thiệu, quảng bá về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa đặc trưng của Xứ Thanh với những danh lam, thắng cảnh đặc biệt như vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, suối cá thần Cẩm Lương; các bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa; các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, hang Con Moong, cụm di tích Văn hóa Đông Sơn, Đền thờ Bà Triệu…
Lãnh đạo Sở Công Thương cũng hy vọng rằng, tuy thời gian lưu lại nơi đây không dài, nhưng bằng tình cảm chân thành, bằng sự mến khách của đất và người Xứ Thanh, chuỗi sự kiện ngành Công Thương sẽ lưu lại những ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu.