Hội nghị Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ tháng 6
Trong nước Thứ hai, 04/07/2022 - 10:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2022 3 nội dung kinh tế quan trọng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 |
Theo chương trình, Hội nghị Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ tập trung thảo luận một số nội dung chính: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
Hội nghị và phiên họp cũng sẽ thảo luận về việc triển khai các dự án giao thông quan trọng quốc gia; những khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. Các dự án này gồm dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 vùng TP. Hồ Chí Minh; cảng hàng không quốc tế Long Thành.
![]() |
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương |
Phát biểu khai mạc Hội nghị và phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong 6 tháng qua, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp, có những yếu tố chúng ta dự báo được nhưng cũng có nhiều yếu tố chưa dự báo được.
Cụ thể, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt. Xung đột tại Ukraine khiến giá dầu, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhiều tổ chức, chuyên gia dự báo kinh tế thế giới còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, có khả năng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình hiện nay, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới so với đầu năm. Lạm phát tăng ở mức cao ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều đối tác, quốc gia lớn thay đổi chính sách về kinh tế và chống dịch. An ninh lương thực, an ninh năng lượng đang là vấn đề lớn. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp sau một thời gian tạm lắng, kể cả tại những nước có hệ thống y tế tiên tiến.
Trong nước, chúng ta có những thuận lợi do kế thừa thành quả của nhiều nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời cần khắc phục nhiều vấn đề nội tại, hạn chế, bất cập, tiếp tục xử lý những vấn đề tồn đọng nhiều năm, triển khai các nhiệm vụ thường xuyên và giải quyết các vấn đề phát sinh, đột xuất, đặc biệt là sức ép lạm phát rất cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, đứt gãy các chuỗi cung ứng…
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, ủng hộ của Quốc hội, sự đồng tình của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt đạt kết quả ấn tượng.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội còn một số khó khăn cần tiếp tục giải quyết, như dịch bệnh Covid-19 còn có thể diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… cần giải pháp phù hợp, việc giải ngân đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa.
Nhấn mạnh cần tiếp tục xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong 6 tháng đầu năm; nhận định khách quan, trung thực, đầy đủ, toàn diện về các kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm, khó khăn, thách thức chính hiện nay, đặc biệt các địa phương cần chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những trọng tâm trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 có bước phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản đề ra, trong đó, GDP quý II ước tăng 7,72% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến kịch bản và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hầu hết đạt kết quả tốt, đạt trên 48 nghìn tỷ đồng, trong đó các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57,37 nghìn tỷ đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn thị trường Châu Á - Châu Phi

Thủ tướng: Tập đoàn Viettel phải luôn đổi mới, sáng tạo, đột phá, tích cực đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bảo vệ Tổ quốc là tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Viettel
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung của hợp đồng dầu khí là phù hợp

Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững

Luật Dầu khí (sửa đổi): Các quy định về hợp đồng dầu khí đã được rà soát, hoàn thiện

Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn

Chủ tịch nước dự khai trương trung tâm dữ liệu hiện đại hàng đầu Việt Nam

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Các quỹ đầu tư, doanh nghiệp Qatar sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2022

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương kỷ niệm 53 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác Hồ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn các nhà khoa học Nga

Sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh phải giúp ngành y tế gỡ được vướng mắc, khó khăn

Bộ Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số PAR Index

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore

Ngân sách Nhà nước cấp bù phần học phí THCS được miễn, giảm hoặc tăng thêm

Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tình hình tại eo biển Đài Loan
