Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 Phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần tháo “nút thắt” nguồn nhân lực |
Tham dự hội nghị năm nay có 497 tấm gương tiêu biểu, đại diện đội ngũ người có uy tín trong cả nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Đảng, Nhà nước đã ưu tiên nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới, đến Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 120 của Quốc hội và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: 2021-2025.
Phó Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen cho các đại biểu |
Qua 3 năm triển khai, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Công tác xóa đói, giảm nghèo bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 2-3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3 - 4%; huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm hơn 5%; công tác giáo dục có nhiều chuyển biến; giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn, phát triển...
Dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người có uy tín nói riêng, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng và gắn bó người có uy tín với Đảng và chính quyền các cấp. Tạo điều kiện cho người có uy tín tham gia nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh; thường xuyên gặp gỡ, kịp thời động viên, biểu dương, ghi nhận sự đóng góp của người có uy tín trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các địa phương đã có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, nhất là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thông qua thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín đã kịp thời động viên, khích lệ Người có uy tín phát huy vai trò, có nhiều đóng góp tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và là những tấm gương tiêu biểu để đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng, nghe và làm theo, qua đó góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, nhất là ở các địa bàn chiến lược khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.