Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 29): Giao dịch Spead

Giao dịch Spread là công cụ bảo hiểm giá được các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa đặc biệt quan tâm
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 27): Bước giá và Biên độ dao động giá Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 28):Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và Giao dịch liên kỳ hạn/liên hàng hóa

Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các vấn đề xoay quanh giao dịch này. Bạn Đinh Văn Hoàng (Cần Thơ) hỏi: Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi giao dịch Spread? Bạn Nguyễn Bá Lộc (Vũng Tàu) hỏi: Cấu trúc mã đặt lệnh liên kỳ hạn Spread là gì?

Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi giao dịch Spread?

Chiến lược giao dịch Spread liên kỳ hạn là chiến lược giao dịch trong đó khách hàng thực hiện đồng thời mua và bán 2 tháng kỳ hạn khác nhau của cùng một sản phẩm.

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 29): Giao dịch Spead

Theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), để thực hiện giao dịch Spread, nhà đầu tư cần mở thêm 1 tài khoản chuyên biệt dành riêng cho giao dịch Spread và cần duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản là 300 triệu.

Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và giao dịch Spread trên cùng 1 tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, nếu không mở tài khoản chuyên biệt dành cho giao dịch Spread, nhà đầu tư sẽ không được hưởng mức ký quỹ thấp của chiến lược giao dịch Spread mà vẫn sẽ bị áp dụng mức ký quỹ ban đầu yêu cầu như 2 hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn thông thường.

Cấu trúc mã đặt lệnh Spread liên kỳ hạn là gì?

Để giao dịch được chiến lược giao dịch Spread liên kỳ hạn, khách hàng sẽ thực hiện 2 giao dịch mua và bán 2 tháng kỳ hạn khác nhau của cùng 1 sản phẩm. Để thực hiện được 2 giao dịch đấy, khách hàng có thể thực hiện thao tác đặt lệnh 2 lần cho 2 giao dịch hoặc sử dụng mã đặt lệnh Spread liên kỳ hạn trên nền tảng giao dịch để chỉ cần thao tác đặt lệnh 1 lần mà thực hiện được đồng thời cả 2 giao dịch mua và bán.

Cấu trúc mã đặt lệnh Spread liên kỳ hạn khi đặt lệnh giao dịch:

Mã hàng hoá + S + Số thứ tự của tháng kỳ hạn xa tính từ tháng kỳ hạn gần + Mã tháng kỳ hạn gần.

Ví dụ: Khách hàng muốn đặt lệnh để thực hiện đồng thời 2 giao dịch: Mua hợp đồng Ngô kỳ hạn tháng 7/2023 và Bán hợp đồng Ngô kỳ hạn tháng 12/2023

Cấu trúc mã đặt lệnh Spread liên kỳ hạn trong trường hợp này sẽ là ZCES2N23. Trong đó:

ZCE: Mã hàng hoá ngô

S: Ký tự cho lệnh spread

2: Số thứ tự của tháng kỳ hạn xa tính từ tháng kỳ hạn gần. Trong trường hợp này tháng kỳ hạn gần là tháng 07/2023 và tháng kỳ hạn xa là tháng 12/2023 (tháng 07/2023 gần với tháng hiện tại hơn tháng 12/2023). Các tháng kỳ hạn của Ngô là: 3, 5, 7, 9, 12. Như vậy tính từ kỳ hạn tháng 07/2023, kỳ hạn tháng 12/2023 là tháng kỳ hạn thứ 2 tiếp theo của sản phẩm ngô.

N23: mã của kỳ hạn tháng 07/2023.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected].

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa