Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 28):Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và Giao dịch liên kỳ hạn/liên hàng hóa
Công Thương và công luận 12/06/2023 16:00
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 26): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa – Phần 2 Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 27): Bước giá và Biên độ dao động giá |
Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương tiếp tục giúp bạn đọc hiểu sâu hơn ưu điểm của các loại Hợp đồng này. Bạn Nguyễn Trọng Mạnh (Vĩnh Phúc) hỏi: Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và giao dịch liên kỳ hạn/liên hàng hóa có ưu điểm gì, được sử dụng với mục đích nào?
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có thể được sử dụng với các mục đích nào?
Với đặc điểm về lợi thế đòn bẩy và không bị giới hạn về số lượng hợp đồng lưu hành, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (KHTC) có thể được sử dụng linh hoạt với các mục đích:
Phòng ngừa rủi ro: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro biến động về giá của một loại hàng hoá bằng việc tham gia Hợp đồng KHTC.
![]() |
Đầu cơ: Nhà đầu tư có thể kiếm lời với giá trị giao dịch lớn chỉ với một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ.
Giao dịch chênh lệch về giá: Giá của Hợp đồng KHTC và giá của hàng hoá cơ sở thường biến động tương đồng, tuy nhiên trong một số trường hợp hai sản phẩm này có thể xảy ra biến động khác nhau tạo ra những cơ hội giao dịch chênh lệch giá.
Giá trị giao dịch của mỗi hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Giá trị hợp đồng sẽ được tính theo công thức:
Giá trị hợp đồng (VND) = Giá khớp (nguyên tệ) * Độ lớn hợp đồng * Đơn vị yết giá * tỷ giá quy đổi.
Giao dịch liên kỳ hạn/liên hàng hoá có ưu điểm gì hơn so với giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn?
Chiến lược giao dịch Liên kỳ hạn và Liên hàng hoá (Gọi chung là giao dịch Spread) có những ưu điểm sau:
Rủi ro thấp: Việc thực hiện đồng thời mua và bán 2 hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khác nhau trong phần lớn trường hợp sẽ có 1 hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có lãi và 1 hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có lỗ. Từ đó khoản lãi lỗ giữa 2 hợp đồng sẽ bù trừ cho nhau giúp giảm thiểu mức rủi ro khi giao dịch.
Ký quỹ thấp: Với tính rủi ro thấp của chiến lược giao dịch Spread, Sở Giao dịch cũng đồng thời sẽ áp dụng mức ký quỹ thấp tương ứng so với giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn.
Giao dịch liên kỳ hạn và liên hàng hóa đã và đang được giao dịch phổ biến trên thế giới, có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo hiểm giá (hedging), giúp các nhà đầu tư dễ dàng quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. Để tra cứu ký quỹ của giao dịch hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa, bạn đọc có thể truy cập tại đường link: https://mxv.com.vn/van-ban/van-ban-do-mxv-ban-hanh-c32.html
Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: baodientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)
Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 43): Hoạt động quản lý, giám sát thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 41): Tỷ giá trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 40): Sao kê tài khoản giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 39): Tất toán vị thế tài khoản giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 38): Rút tiền từ tài khoản giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 37): Nộp tiền vào tài khoản giao dịch

Thông báo nghỉ giao dịch một số mặt hàng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 36): Ký quỹ giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 35): Tiểu khoản tài khoản giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (Số 34): Những khái niệm cần lưu ý trong hoạt động giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 33): Đặt lệnh trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 32): Nền tảng giao dịch hàng hóa điện tử

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 31): Hợp đồng kim loại LME - Phần 2
