Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, đầy thiện chí
Bộ Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản vùng Nam Trung Bộ Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng

Sáng ngày 5/6/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã có cuộc tiếp xã giao và Hội đàm với Phó Cục trưởng (cấp Thứ trưởng) PU Chun (Bồ Thuần) và Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong kiểm tra, quản lý, giám sát liên quan đến lĩnh vực Quản lý thị trường.

Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, các đồng chí lãnh đạo các đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Văn phòng Bộ.

Về phía Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc có đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Quốc tế SAMR, Vụ sản xuất thực phẩm, Vụ Thực phẩm đặc thù, Vụ Kỹ thuật tiêu chuẩn, Vụ Quốc tế, Tham tán Kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại buổi Hội đàm với Đoàn công tác Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đánh giá cao chuyến công tác lần này của đồng chí Phó Cục trưởng Bồ Thuần cùng Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc. Thứ trưởng tin tưởng, buổi làm việc sẽ là khởi nguồn quan trọng cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc.

Thể hiện sự vui mừng có mặt tại buổi làm việc nhân kỷ niệm tròn 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đồng chí Phó Cục trưởng Bồ Thuần cho biết, Bộ Công Thương Việt Nam là đơn vị đầu tiên Tổng cục Giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc đến thăm và làm việc kể từ khi được thành lập vào năm 2018.

Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc
Phó Cục trưởng Bồ Thuần cùng Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc tại buổi Hội đàm.

Lãnh đạo Tổng cục Giám sát quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc khẳng định sẵn sàng và mong muốn được giao lưu, hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam cũng như Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam, đặc biệt trong việc tăng cường giám sát, quản lý về lĩnh vực an toàn thực phẩm, thể hiện ở việc nhập khẩu thực phẩm và nông sản phục vụ ăn uống, tạo điều kiện cho thực phẩm và nông sản chất lượng cao của Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, tạo điều kiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài và ổn định.

“Điều này rất quan trọng đối với bà con nhân dân của hai nước chúng ta”, Phó Cục trưởng Bồ Thuần nhấn mạnh. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng đề xuất tăng cường kết nối, giao lưu giữa hai cơ quan, kịp thời chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy công tác giám sát và quản lý thị trường của hai nước phát triển hiệu quả.

Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc
Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu tại buổi Hội đàm.

Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề xuất, trong thời gian tới, hai Bên sẽ tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin trong công tác phòng chống hàng giả, đặc biệt đối với lĩnh vực thực phẩm không rõ nguồn gốc. Bởi, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhu cầu mua hàng trên mạng, nhất là mặt hàng liên quan đến thực phẩm, thực phẩm đặc thù, thực phẩm chức năng của người dân là rất lớn; trong khi đó, việc kiểm định, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng mong muốn hai Bên sớm triển khai việc ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bộ Công Thương nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa việc trao đổi, chia sẻ thông tin để mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực Quản lý thị trường.

Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc
Quang cảnh buổi Hội đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Buổi làm việc diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, cởi mở và đầy thiện chí. Hai Bên đã trao đổi và đạt được nhất trí trong nhiều nội dung hợp tác cụ thể và biện pháp thiết thực, nhằm triển khai có hiệu quả trong cơ chế hợp tác quản lý giám sát thị trường.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD, tăng 6,63%; nhập siêu ở mức 60,1 tỷ USD, tăng 10,18%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 02 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 234,9 tỷ USD, tăng 2,1% (thấp hơn nhiều so với tăng trưởng 19,7% trong cả năm 2021); trong đó, kim ngạch Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 146,9 tỷ USD, tăng 6,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 87,9 tỷ USD, giảm 4,7%, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2022 lên đến 59 tỷ USD.

Như vậy, trong năm 2022, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 (sau Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Công) của Trung Quốc trong tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5; thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của Trung Quốc. Trong khối ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm:

Năm 2022: Lực lượng QLTT đã tiến hành 9.706 vụ việc kiểm tra, hậu kiểm, kiểm nghiệm thực phẩm, xử lý 5.244 vụ việc; phạt tiền trên 15,9 tỷ đồng (4,904,667 Nhân dân tệ/CNY); trị giá hàng hoá hơn 24,7 tỷ đồng (7,619,200 CNY).

Quý I năm 2023: Lực lượng QLTT đã tiến hành 1.988 vụ kiểm tra, hậu kiểm, kiểm nghiệm thực phẩm. Xử lý 1.732 vụ việc; phạt tiền trên 8.06 tỷ đồng (2,486,265 CNY); trị giá hàng hoá 11,7 tỷ đồng (3,609,095 CNY).

Ngọc Tiến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Diễn đàn Chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh.
Hà Nội: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Hà Nội: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã quán triệt về tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và hàng loạt nguyên cán bộ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

Sáng 21/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria.
"Dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở"

"Dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở"

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị tổ chức và thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Đây là nội dung Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương tại TP Hồ Chí Minh.
Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu

Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành đề xuất của Chính phủ việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.
Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô.
Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay cao nhất chỉ ở mức 6% - đồng nghĩa với việc sẽ khó để đạt mục tiêu 6,5%.
Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Các DN trong nước và FDI đã gửi gắm tâm tư tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với mong muốn xây dựng chính sách, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật.
Bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1059/QĐ-CTN bổ nhiệm lại ông Phạm Thanh Hà giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%

Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất, tăng lợi nhuận định mức của các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%, trước đây quy định là 10%.
An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam xác định bảo đảm an toàn, an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người, thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm.
Trưởng Ban Pháp chế VCCI chỉ rõ 6 rào cản của doanh nghiệp Việt Nam

Trưởng Ban Pháp chế VCCI chỉ rõ 6 rào cản của doanh nghiệp Việt Nam

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đã đề cập đến 6 rào cản, khó khăn tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
"Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn"

"Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn"

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn.
Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tuy được cải thiện ít nhiều nhưng còn rất chậm, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược”.
Dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh ngay đầu kỳ họp 6 của Quốc hội

Dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh ngay đầu kỳ họp 6 của Quốc hội

Quốc hội dự kiến lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại kỳ họp 6, khai mạc vào ngày 23/10.
Thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội đồng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững.
Cơ quan Trung ương nào dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công?

Cơ quan Trung ương nào dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công?

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Hội nông dân…là các đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Chiều 18/9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng quốc gia lưu trữ, xã hội lưu trữ

Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng quốc gia lưu trữ, xã hội lưu trữ

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, ngày 18/9, tại Nhà Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động