Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng

Chuyển đổi số trong quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ thúc đẩy lộ trình phát triển ngành năng lượng bền vững ở Việt Nam.
Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng Không gian phát triển mới cho ngành năng lượng

Việt Nam đang nỗ lực hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ về giảm mức phát thải thông qua chuyển dịch năng lượng. Hiện Bộ Công Thương đang tập trung nhiều giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng để thúc đẩy lộ trình phát triển năng lượng bền vững. Bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương về nội dung này.

Xin bà giới thiệu tổng quan về hệ thống năng lượng Việt Nam cho đến thời điểm này ở 3 lĩnh vực chính là dầu khí, than và điện?

Hiện nay, tham gia trong ngành năng lượng Việt Nam gồm có ba phân ngành chính là: Dầu khí, than, điện; ngoài ra còn có các năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Trong đó, ngành dầu khí được phân thành 3 khâu chính: Thượng nguồn (thăm dò khai thác dầu khí), trung nguồn (vận chuyển), hạ nguồn (chế biến, phân phối dầu khí).

Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng
Bà Ngô Thúy Quỳnh – Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương)

Trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí có sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước; trong đó, thị trường khí tự nhiên vẫn được nhà nước định hướng PVN/PVGas đóng vai trò điều tiết, phân phối thị trường khí tự nhiên. Trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối sản phẩm xăng dầu có sự tham gia của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PVN và nhiều doanh nghiệp đầu mối khác.

Đối với phân ngành than: Trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất nhập khẩu than có sự tham gia của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc và các doanh nghiệp khác. Tại Việt Nam, phổ biến nhất là than antraxit (than anthracite), tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, chiếm khoảng 90% trữ lượng than cả nước. Ngoài than antraxit, ở nước ta còn có than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng và than bùn tập trung nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, sản lượng khai thác than trong nước đạt khoảng trên 42-45 triệu tấn; sản lượng than nhập khẩu khoảng 46-63 triệu tấn (Úc, Indonesia, Nam Phi…) và chủ yếu cung cấp cho các nhà máy điện.

Đối với phân ngành điện lực: Trong lĩnh vực sản xuất điện có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, PVN, TKV, các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT (Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao); IPP (dự án điện độc lập), PPP (theo hình thức đối tác công-tư)…

Về điều độ, truyền tải và phân phối hiện nay đang do EVN (các công ty trực thuộc) thực hiện; Về cơ cấu nguồn điện: Việt Nam có nhiều nguồn cung cấp điện (nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) trong đó thủy điện (30%), nhiệt điện than (29%), điện mặt trời (24%), điện khí (13%) là các nguồn cung cấp điện chính. Hiện nay, sản lượng điện thương phẩm hàng năm gần đạt đạt khoảng 220 tỷ kWh.

Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng
Tham gia trong ngành năng lượng Việt Nam gồm có ba phân ngành chính là: Dầu khí, than, điện; ngoài ra còn có các năng lượng mới và năng lượng tái tạo

Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai những nội dung gì và kết quả ra sao, thưa bà?

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp về Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng (khoản 6 mục VIII Điều 1).

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29 tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-BCT về Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025 trong đó giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ “xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả” trong năm 2022. Tuy nhiên sau khi đánh giá, Bộ Công Thương nhận thấy nhiệm vụ này tương đối phức tạp cần thêm thời gian để nghiên cứu do đó chưa đưa nhiệm vụ này vào Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2022 (ban hành kèm Quyết định số 1582/QĐ-BCT ngày 8/8/2022).

Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang xây dựng dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023 (Văn bản 478/TMĐT-CPS ngày 21/5/2023 xin ý kiến các đơn vị thuộc Bộ) để trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt, trong đó đề xuất giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thực hiện nhiệm vụ “xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả” trong năm 2023.

Trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023 được lãnh đạo Bộ phê duyệt, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng, trình lãnh đạo Bộ ra Quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

Ngoài ra, hiện nay các Tập đoàn/doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như EVN, PVN, TKV, PVGAS… đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án chuyển đổi số của từng doanh nghiệp. Các Đề án này sẽ là cơ sở để Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tham khảo, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.

Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ Nghị quyết số 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Bộ Công Thương được Chính phủ giao triển khai xây dựng “Đề án nâng cấp, đảm bảo an ninh năng lượng các ngành, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đưa ra định hướng, lộ trình,… áp dụng thành tựu CMCN 4.0 vào thực tế các phân ngành điện, than, dầu khí.

Đề án này đã được Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, các tập đoàn năng lượng xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 29/11/2022; trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án vào ngày 10/3/2023, Bộ Công Thương đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo đó, mục tiêu tổng quát được nêu ra đối với công tác chuyển đổi số là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng được tổ chức khoa học thống nhất trong ngành năng lượng, với một bộ cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ, kịp thời, nhất quán, được cập nhật thường xuyên, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm đảm bảo đầu ra của hệ thống đủ chất lượng để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của các hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đối với ngành năng lượng.

Trong đó, mục tiêu đến năm 2025: Hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng dầu khí, than, điện và năng lượng tái tạo; các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng thực hiện ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý điều hành; số hóa đạt 70% dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ và quy trình sản xuất kinh doanh. Cơ bản hình thành hệ sinh thái số theo đặc thù của ngành.

Mục tiêu đến năm 2030 là: Tiếp tục vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng; các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng hoàn thành 100% số hóa toàn bộ dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ trong điều hành sản xuất kinh doanh. Ứng dụng công nghệ số nhằm tự động hóa quy trình sản xuất, quản lý điều hành, bảo đảm nhanh chóng minh bạch, chính xác, an toàn. Hoàn thiện mô hình kết nối trao đổi thông tin số với Chính phủ số và các doanh nghiệp đơn vị có liên quan.

Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng
Việc thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp dầu khí và than hầu hết đều gặp khó khăn về nguồn lực tài chính và công nghệ…

Với vai trò là cơ quan quản lý 2 ngành quan trọng là dầu khí và than, bà có thể cho biết trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có chương trình, kế hoạch gì để hỗ trợ cho 2 ngành này chuyển đổi số hiệu quả?

Đầu tiên chúng ta phải xác định, việc thực hiện chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp trong việc quản lý, vận hành và sản xuất kinh doanh… và chính các doanh nghiệp là người có vai trò quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí và và than (PVN, PVGas, BSR, TKV….) đang xây dựng Đề án chuyển đổi số của từng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá nhu cầu và nguồn lực thực hiện. Theo đánh giá, việc thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp dầu khí và than hầu hết đều gặp khó khăn về nguồn lực tài chính và công nghệ…

Với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương sẽ xem xét thực hiện các chương trình, kế hoạch hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện chương trình, kế hoạch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí và than thực hiện chuyển đổi số hiệu quả. Theo đó, một số chương trình, kế hoạch mà Bộ Công Thương có thể thực hiện trong thời gian tới để khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí và than thực hiện chuyển đổi số như sau: Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020: Xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

Hoàn thành và triển khai Đề án đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng bộ với các định hướng về khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong các Đề án Chiến lược phát triển, Quy hoạch ngành quốc gia. Rà soát/sửa đổi/bổ sung các quy định pháp luật có liên quan; phối hợp với các cơ quan chủ trì thực hiện công tác chuyển đổi số như Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy trong việc thực hiện các đề án về chuyển đổi số, đồng bộ với chiến lược triển khai của chính phủ, các cơ quan nhà nước. Xem xét xây dựng/đề xuất xuất dựng các cơ chế/chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngành năng lượng đẩy mạnh chuyển đổi số (tài chính, vốn vay ưu đãi).

Cùng với đó, thúc đẩy hợp tác quốc tế: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn về chuyển đổi số/khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; Xây dựng kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số trong ngành dầu khí và than; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, tư vấn chuyển giao công nghệ chuyển đổi số.

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số phục vụ cho chuyển đổi số và kinh tế số”. Trong quá trình xây dựng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể.

Xin cảm ơn bà!

Lan Anh - Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Bộ Công Thương vừa hoàn thành Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với nhiều điểm mới.
Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Công ty CP Mường Lát đã khởi công xây dựng Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn có tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Dự án tiết kiệm năng lượng đã mang đến những kết quả tích cực sau 5 năm triển khai cho người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận đã đề ra các giải pháp và tập trung tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ để khai thác tốt tiềm năng năng lượng tại địa phương.
Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Đứng trước khủng hoảng lớn nhất lịch sử của tập đoàn, song từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng vượt bậc
Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Các vụ việc mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo, hay thông báo giả mạo về việc ngừng cung cấp điện tại miền Trung – Tây Nguyên có xu hướng gia tăng.
Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Theo Bộ Công Thương, đối với các dự án điện hưởng giá FIT ưu đãi không đúng quy định sẽ bị thu hồi các khoản giá này, thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.
Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Ngày 25/12, tại Thanh Hóa, đơn vị thi công triển khai thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối 220kV Thanh Hoá – Sầm Sơn.
Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sáng 25/12, Tổng công ty Đông Bắc tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống (27/12/1994 - 27/12/2024).
Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Tham gia vào thị trường carbon không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn.
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị điện lực, xí nghiệp trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn dịp lễ, Tết.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 6/2025, dự kiến Bộ Công Thương sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi).
Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động