31/07/2024 17:19
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

31/07/2024 17:19

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nướcHành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào, Thương vụ Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại định kỳ hàng năm nhằm tạo dựng các cơ hội kết nối giao thương giữa các địa phương của hai nước. Nổi bật là Hội chợ Thương mại Việt - Lào Expo được tổ chức vào Quý III hàng năm. Đây là chương trình xúc tiến thương mại quốc gia quan trọng kết nối giao thương, miễn phí gian hàng, giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu, ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Từ Hội chợ thương mại Việt - Lào được tổ chức đầu tiên vào năm 2007, đến nay, sau 17 năm, hàng chục phiên Hội chợ đã được tổ chức với sự hiện diện phô diễn tiềm năng về hàng hóa đa dạng, phong phú của hàng nghìn doanh nghiệp hai nước là minh chứng thành công của Hội chợ thương mại Việt-Lào trong những năm qua, góp phần thiết thực đối với quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Tiếp nối thành công đó, từ ngày 25 – 29/7/2024, Hội chợ thương mại Việt - Lào 2024 (VIETLAO EXPO) đã được diễn ra tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Lào, thủ đô Viêng Chăn, do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đồng chủ trì, giao Cục Xúc tiến thương mại hai nước phối hợp tổ chức.

Đánh giá về ý nghĩa của hội chợ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cho hay: Hội chợ năm nay được tổ chức quy mô, hàng hóa trưng bày tại hội chợ khá đa dạng và phong phú với những mẫu mã đẹp mắt và có chất lượng cao, đáp ứng được người tiêu dùng của thị trường hai nước. Điều này chứng tỏ sự quan tâm và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp hai nước đối với sự phát triển của quan hệ thương mại Việt – Lào”.

“Với sự hiện diện của hàng trăm doanh nghiệp hai nước trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên qui mô khoảng 250 gian hàng, tôi tin tưởng mạnh mẽ về sự thành công của Hội chợ thương mại Việt - Lào năm 2024, góp phần tăng cường tình đoàn kết và sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhân dân hai nước”, ông Nguyễn Bá Hùng nói.

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Cũng theo Đại sứ Nguyễn Bá Hùng, hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn. Việt Nam luôn nằm trong Top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Lào nhiều năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào lũy kế đến hết tháng 6/2024 đạt 928 triệu USD, tăng 11%. Trong số này, Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 289 triệu USD, tăng 7,4% và nhập khẩu từ Lào đạt 639 triệu USD, tăng 12,8%.

“Về hợp tác đầu tư, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Lào sau Trung Quốc và Thái Lan. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào trên 245 dự án đang hoạt động với tổng số vốn cam kết là hơn 5,47 tỷ USD. Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu ngân sách cho Lào - Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nói.

Chia sẻ thêm, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, với các chính sách ưu đãi đã tạo ra không gian rộng lớn cho phát triển kinh tế, thương mại hai nước. Đặc biệt, thời gian qua, việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào đã góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ hai nước.

Cũng theo ông Vũ Bá Phú, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và đầu tư giữa hai nước hết sức quan trọng và cần phát huy. Nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển, Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào thúc đẩy, nâng cấp các thỏa thuận thương mại đã ký kết, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại… nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước.

Theo đó, việc tổ chức Hội chợ Thương mại Việt – Lào thường niên từ năm 2007 đến nay không chỉ có vai trò làm cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam và Lào gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, Hội chợ còn là sự kiện chính trị, kinh tế xã hội có ý nghĩa góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Trong những năm qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã trở thành sự kiện uy tín, nơi các doanh nghiệp Việt Nam và Lào tham dự để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, là điểm đến cho những khởi đầu kinh doanh và đầu tư giữa thị trường hai nước.

Hội chợ nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Lào; phát triển các dự án đầu tư tại Lào…

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, quan hệ thương mại biên giới Việt – Lào đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại song phương (ký ngày 3/3/2015 tại Hà Nội, Việt Nam) và cao hơn nữa là các cơ chế ưu đãi đặc thù tại Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (ký ngày 27/6/2015). Trong Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, hai nước dành cho nhau những ưu đãi riêng, điều này đã góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như phát triển kết nối kinh tế giữa hai nước.

Đặc biệt hơn nữa, để phù hợp với tình hình phát triển mới, Chính phủ hai nước đã giao hai ngành Công Thương đàm phán, sửa đổi, bổ sung xây dựng Hiệp định Thương mại mới. Sau quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương hai nước thay mặt Chính phủ hai bên ký kết vào ngày 8/4/2024 vừa qua trong chuyến thăm, làm việc tại Lào của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương trong các ngày từ 6 - 8/4/2024.

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

“Hiệp định đã tạo hành lang pháp lý giúp thuế quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước cơ bản đã được bãi bỏ (đến trên 90%); đồng thời thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài” - đại diện Thương vụ Việt Nam tại Lào đánh giá và khuyến nghị doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước quan tâm, sử dụng mẫu xuất xứ C/O form S để được hưởng tối đa những ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại mới.

Chia sẻ thêm, bà Kiều Thị Hằng Phúc - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang, Lào cho biết, việc hai bên chú trọng tăng trưởng kinh tế, thương mại hai chiều không chỉ tạo ra không gian kinh tế với sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn, mà còn là cơ hội đẩy mạnh sự giao lưu giữa hai nền văn hóa, củng cố vững chắc mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Đặc biệt, thông qua các Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào hàng năm đã góp phần tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước.

Cho đến nay, Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố của cả hai nước, với 9 cặp cửa khẩu quốc tế, 6 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, cùng 27 lối mở và 9 Khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa Việt Nam và Lào được Lãnh đạo cấp cao hai nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển trong nhiều năm qua. Hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn.

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nướcHành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất lớn về phát triển nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lâm nghiệp và thủy điện, song bà Phúc cũng chỉ ra những khó khăn thách thức còn hiện hữu, như: Hiện các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào còn ít. Ngược lại, các doanh nghiệp của Lào còn chưa quan tâm nhiều đến Việt Nam. Theo đó, nhằm thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, Tổng Lãnh sự quán mong muốn, hàng năm, Bộ Công Thương hai nước cùng các tỉnh có quan hệ hợp tác kết nghĩa có thêm sự giao lưu, tổ chức nhiều hơn các hội nghị và hội chợ để hàng hóa Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại khu vực Bắc Lào.

Về giải pháp, bà Phúc kiến nghị: Thứ nhất, cần xây dựng "hàng rào" pháp lý, chính sách ưu đãi dành để thu hút các doanh nghiệp hai bên tham gia đầu tư. Thứ hai, các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương cần quan tâm hơn về tổ chức các hội nghị, hội chợ có quy mô lớn để bà con có sự tiếp nhận thông tin, sản phẩm, hình thành thói quen sử dụng sản phẩm của các bên. Thứ ba, tăng cường mối quan hệ hợp tác kết nghĩa trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp.

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Từ mối quan hệ bền chặt, có bề dày giữa hai nước, kỳ vọng vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng bày tỏ, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam - Lào mong muốn kim ngạch thương mại hai nước năm 2024 sẽ đạt mức tăng trên 10% theo chỉ tiêu lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra tại kỳ họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ 46. Đặc biệt, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam cũng mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại mà hai nước có thể mang lại.

Nội dung: Đỗ Nga

Đồ họa: Trần Cường

Đỗ Nga - Trần Cường

Có thể bạn quan tâm

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.